Giá heo hơi tại miền Bắc đứng yên
Cụ thể, thương lái tại tỉnh Thái Bình và Nam Định hiện đang thu mua heo hơi với giá thấp nhất khu vực là 52.000 đồng/kg.
Theo sau đó là các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nam và Ninh Bình đang cùng giao dịch chung mức 53.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại giá heo hơi được thu mua ổn định quanh mốc trung bình là 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 52.000 – 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi đi ngang trên toàn quốc.
Giá heo hơi tại miền Trung chững lại
Trong đó, thương lái tỉnh Quảng Trị tiếp tục thu mua heo hơi ổn định với mức giá thấp nhất khu vực là 51.000 đồng/kg.
Hai tỉnh Quảng Bình và Bình Thuận giá heo hơi vẫn duy trì giao dịch tại mức 52.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại đang thu mua trong khoảng 53.000 – 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung – Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 51.000 – 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam đi ngang
Hiện tại, mức giá cao nhất trong khu vực là 55.000 đồng/kg, được chứng kiến tại các tỉnh Đồng Nai, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.
Thương lái tại TP HCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang và Trà Vinh tiếp tục giao dịch ổn định với giá 54.000 đồng/kg.
Ngoại trừ tỉnh Đồng Tháp, giá heo hơi tại các địa phương còn lại đều thu mua với giá 53.000 đồng/kg.
Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: “Tiếp tục xác định heo là vật nuôi chủ lực của tỉnh trong cơ cấu lại ngành chăn nuôi thời gian tới, đồng thời đưa nhóm sản phẩm gồm: thịt heo hơi xuất chuồng, thịt heo mảnh, thịt heo qua sơ chế tham gia vào sản phẩm chủ lực quốc gia”.
Ông Nhương cho biết thêm, ngành nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2021 – 2025; kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển chăn nuôi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó duy trì ổn định đàn heo khoảng 1 – 1,1 triệu con, phấn đấu sản lượng thịt heo hơi đến năm 2030 đạt trên 277.000 tấn, báo Thái Bình đưa tin.
Đổi mới tổ chức sản xuất chăn nuôi, tăng tỷ lệ trang trại quy mô vừa quy mô lớn đến 40%; áp dụng chăn nuôi công nghiệp, khép kín, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAHP, an toàn thực phẩm, bảo đảm sản phẩm thịt heo Thái Bình đủ điều kiện của sản phẩm quốc gia và hướng tới xuất khẩu; mở rộng cơ sở an toàn dịch bệnh, sản xuất chăn nuôi có liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến giết mổ, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với từng sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.