|
  • :
  • :

Khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà nuôi bằng khẩu phần thức ăn tự trộn

Nguyễn Văn Duy1 , Nguyễn Thị Nga1 , Vũ Quỳnh Hương1 , Nguyễn Đình Tiến1 và Vũ Đình Tôn1*

1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Tác giả liên hệ. GS.TS. Vũ Đình Tôn, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.  Email: vdton@vnua.edu.vn

Ngày nhận bài báo: 30/03/2021 – Ngày nhận bài phản biện: 30/04/2021

Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 04/05/2021

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà trống lai F1 (Đông Tảo x Lương Phượng) nuôi bằng khẩu phần thức ăn tự phối trộn. Thí nghiệm được thực hiện trên 90 gà từ 6 đến 13 tuần tuổi, trên 3 lô; lô 1 đối chứng (ĐC) sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh, lô 2 sử dụng thức ăn phối trộn (CT1) và lô 3 sử dụng thức ăn phối trộn (CT2). Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lô ĐC là cao hơn so với lô CT1 và CT2 (P0,05) song tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ mề của gà ở lô CT1 và CT2 là cao hơn so với lô ĐC (P<0,01 và P<0,001) Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (13 tuần tuổi) sinh trưởng tích lũy của gà ở lô ĐC đạt cao nhất là 2.855,67 g/con, sau đó đến lô CT1 và CT2 lần lượt là 2.633,67 và 2.604,33 g/con. Tỷ lệ thân thịt không khác nhau giữa các lô (P>0,05) song tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ mề của gà ở lô CT1 và CT2 là cao hơn so với lô ĐC (P<0,001).

Chi phí cho 1 kg gà ở lô CT1 là thấp nhất 39.500,59 đồng/kg, sau đó đến lô ĐC là 40.927,98 đồng/kg và cao nhất ở lô CT2 là 41.936,27 đồng/kg.

Từ khoá: Gà thịt, sinh trưởng, năng suất thịt, thức ăn tự phối trộn.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi gà có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam, năm 2019 sản lượng thịt gà xuất chuồng là 990,37 nghìn tấn đứng thứ hai sau thịt lợn với sản lượng là 3.328,82 nghìn tấn (FAO, 2020). Trong thập kỷ vừa qua số lượng gà của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh, năm 2010 Việt Nam có 218,2 triệu con đến năm 2019 là 382,6 triệu con, tăng 1,75 lần so với năm 2010, tốc độ phát triển trung bình 7,53%/năm (FAO, 2020).

Trong chăn nuôi gà thì chăn nuôi gà thịt là phổ biến, số lượng gà thịt chiếm tới 79,86% tổng đàn gà cả nước (GSO, 2020). Hiện hay nuôi gà thịt thương phẩm theo phương thức nuôi thả vườn và sử dụng các tổ hợp lai gà lông màu là rất phát triển. Các tổ hợp lai gà lông màu là đa dạng, tuy nhiên những nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho các tổ hợp gà lai này còn hạn chế.

Người chăn nuôi thường sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh công nghiệp nuôi gà từ 1 ngày tuổi đến trước khi xuất bán khoảng 1-2 tháng, sau đó sử dụng thức ăn tự phối trộn từ các sản phẩm và phụ phẩm nông nghiệp như ngô, thóc, cám gạo…. trong đó ngô có thể được sử dụng tới 90% trong khẩu phần với mục tiêu giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoặc sử dụng thức ăn đậm đặc công nghiệp phối trộn với ngô, cám gạo,…để nuôi gà. Khẩu phần thức ăn nuôi gà do người dân tự phối trộn thường bị thiếu cân đối dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, thời gian nuôi kéo dài, giá thành sản phẩm tăng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà thương phẩm nuôi bằng thức ăn tự phối trộn.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020 trên gà trống lai F1 (♂Đông Tảo x ♀Lương Phượng) từ 6 tuần tuổi (42 ngày tuổi) và kết thúc thí nghiệm ở 13 tuần tuổi (91 ngày tuổi). Từ đàn gà 500 con ở 5 tuần tuổi chọn 90 con gà khoẻ mạnh, đồng đều về khối lượng và chia ngẫu nhiêu vào 3 lô mỗi lô 30 con. Tất cả gà thí nghiệm đều được đánh số từng con. Lô ĐC sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh, hai lô thí nghiệm sử dụng thức ăn tự phối trộn gồm lô 1-CT1 và lô 2-CT2 (bảng 1). Tất cả đàn gà thí nghiệm được nuôi trong cùng 1 chuồng, nền chuồng rải trấu, các ô chuồng đều có sân chơi ngoài vườn. Gà được ăn, uống và ra vườn tự do, chuồng nuôi được chiếu sáng 24h/ngày. Mật độ nuôi là 8 con/m2 chuồng và 1con/1m2 sân chơi, tất cả đàn gà được phòng bệnh và chăm sóc cùng một quy trình theo hướng dẫn của quy trình nuôi gà thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAHP (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017).

Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn (Bảng 2) được phân tích tại Phòng thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi, Học viện nông nghiệp Việt Nam gồm vật chất khô phân tích theo hướng dẫn của TCVN 4326:2001, protein thô phân tích theo hướng dẫn của TCVN 4328: 2007, canxi phân tích theo hướng dẫn của TCVN 1526:2007, phốt pho phân tích theo hướng dẫn của TCVN 1525:2001 phân tích theo hướng dẫn của TCVN 4331:2001 và xơ thô phân tích theo hướng dẫn của TCVN 4329:2007. Năng lượng thô (GE) được tính theo công thức GE = [4143 + (56 x %EE) + (15 x %CP) – (44 x %Ash)]/239 trong đó EE là ether extract, CP là crude protein và CF là crude fiber.

  • Đánh giá khả năng sinh trưởng và chi phí chăn nuôi

Gà được cân từng con hàng tuần vào buổi sáng trước khi cho ăn bằng cân cơ học (cân đồng hồ) độ chính xác ±5g. Lượng thức ăn tiêu tốn, số lượng gà được ghi lại hằng ngày cho từng lô. Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm đều được tính toán. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) được tính bằng lượng thức ăn tiêu tốn của cả lô chia cho số gà có mặt, sau đó chia cho khối lượng gà tăng. Ước tính chí phí để tạo ra 1kg hà thịt được thực hiện dựa vào: tổng chi và khối lượng của gà, trong đó tổng chi bao gồm chi cho giai đoạn nuôi từ 1 ngày đến 5 tuần tuổi và giai đoạn từ 6 đến 13 tuần tuổi gồm: chi thức ăn, chi thú y, chi chất độn chuồng, chi điện thắp sáng và điện bơm nước, chi khấu hao chuồng trại, chi nhân công (công chăm sóc và trộn cám) đã được ghi chép và tính toán.

2.2. Khảo sát năng suất thịt

Tại 13 tuần tuổi (thời điểm xuất bán) chọn ngẫu nhiên 6 cá thể ở mỗi lô để khảo sát năng suất thịt của gà. Các chỉ tiêu khảo sát gồm khối lượng sống (g), khối lượng thân thịt (g), tỷ lệ thân thịt (%), khối lượng thịt lườn (g), tỷ lệ thịt lườn (%), khối lượng thịt đùi (g) và tỷ lệ thịt đùi (%), tỷ lệ tim (%), tỷ lệ gan (%), tỷ lệ mề (%) và tỷ lệ lách (%) so với khối lượng thân thịt của gà đã được khảo sát theo hướng dẫn của Bùi Hữu Đoàn và ctv (2011). 2.3. Phân tích thống kê Kết quả nghiên cứu được phân tích sự khác biệt trung bình của sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và các chỉ tiêu khảo sát năng suất thịt giữa các lô bằng phân tích thống kê one-way anova, kiểm định sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm gà bằng T-Test với mức ý nghĩa P>0,05. Khối lượng gà bắt đầu thí nghiệm (6 tuần tuổi) ở lô đối chứng, lô CT1 và lô CT2 lần lượt là 952; 951,66 và 954,66g. Từ 8 đến 13 tuần tuổi, sinh trưởng tích của gà ở lô ĐC là cao hơn so với lô CT1 và CT2 (P0,05).

Theo Choo và ctv (2014) sinh trưởng tích lũy chịu ảnh hưởng chính từ giống và loại thức ăn cung cấp cho vật nuôi. Lô ĐC sử dụng thức ăn công nghiệp có mức năng lượng lớn hơn so với hai lô CT1 và CT2. Theo Maiorka và ctv (2004) sinh trưởng của gà đạt cao hơn khi sử dụng khẩu phần ăn có mức năng lượng cao. Ở 8 tuần tuổi, sinh trưởng tích lũy của gà đạt cao nhất ở lô ĐC là 1.472,33 g/con, sau đó đến lô CT1 là 1.408 g/con và Lô CT2 là 1.398,67 g/con. Tương tự ở 13 tuần tuổi, thời điểm kết thúc thí nghiệm sinh trưởng tích lũy của gà ở lô ĐC đạt cao nhất là 2.855,67 g/con, sau đó đến lô CT1 và CT2 lần lượt là 2.633,67 và 2.604,33 g/con. Sinh trưởng tích lũy của gà khi nuôi gà bằng khẩu phần thức ăn tự phối trộn có phần thấp hơn so với nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh. Tuy nhiên, giá thành 1 kg thức ăn tự phối trộn ở CT1 (8.638 đồng/ kg) và CT2 (8.745 đồng/kg) là thấp hơn so với giá thức ăn công nghiệp (10.800 đồng/kg).

Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm được trình bày trong bảng 4 cho thấy ở 7 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà là không có sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm (P>0,05) Từ 8 đến 13 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô ĐC sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh là cao hơn so với hai lô sử dụng thức ăn tự phối trộn CT1 và CT2 (P<0,01) và P<0,001

Trong khi sinh trưởng tuyệt đối không có sự khác nhau giữa hai lô CT1 và lô CT2 (P>0,05). Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm trong các lô tăng dần từ 7-10 tuần tuổi, sau đó giảm dần từ 11 đến 13 tuần tuổi. Điều này là phù hợp với quy luật sinh trưởng tự nhiên của gà (Bùi Hữu Đoàn và ctv, 2011). Ở 10 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô ĐC, lô CT1 và CT1 lần lượt là 44,66; 37,71 và 37,33 g/con/ ngày. Đến 13 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô ĐC, lô CT1 và CT2 lần lượt là 34,85; 31,76 và 31,66 g/con/ngày. Kết quả cũng cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà trống lai F1 (ĐTxLP) bắt đầu có chiều hướng giảm dần sau tuần tuổi thứ 10. Theo Nguyễn Văn Duy và ctv (2020), sinh trưởng tuyệt đối của gà lai (Đông Tảo và Lương Phượng) nuôi bằng thức Trong khi sinh trưởng tuyệt đối không có sự khác nhau giữa hai lô CT1 và lô CT2 (P>0,05).

Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm trong các lô tăng dần từ 7-10 tuần tuổi, sau đó giảm dần từ 11 đến 13 tuần tuổi. Điều này là phù hợp với quy luật sinh trưởng tự nhiên của gà (Bùi Hữu Đoàn và ctv, 2011). Ở 10 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô ĐC, lô CT1 và CT1 lần lượt là 44,66; 37,71 và 37,33 g/con/ ngày. Đến 13 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô ĐC, lô CT1 và CT2 lần lượt là 34,85; 31,76 và 31,66 g/con/ngày. Kết quả cũng cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà trống lai F1 (ĐTxLP) bắt đầu có chiều hướng giảm dần sau tuần tuổi thứ 10.

Theo Nguyễn Văn Duy và ctv (2020), sinh trưởng tuyệt đối của gà lai (Đông Tảo và Lương Phượng) nuôi bằng thức ăn công nghiệp tại 12 tuần tuổi là 25,32 g/con/ ngày (con trống) và 20,95 g/con/ngày (con mái). Như vậy, kết quả về sinh trưởng tuyệt đối của gà trong thí nghiệm này có phần cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên. Có sự khác nhau này có là do trong thí nghiệm này chỉ sử dụng gà trống, trong khi nghiên cứu của tác giả trên là nuôi cùng gà trống và gà mái. Theo Moula và ctv (2013) sinh trưởng tuyệt đối của gà trống luôn cao hơn gà mái và khối lượng lúc giết thịt của gà trống cao hơn gà mái.

Tiêu tốn thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày trong bảng cho thấy tiêu tốn thức ăn và chỉ số FCR tăng dần từ 7 đến 13 tuần tuổi. Ở lô ĐC  tiêu tốn thức ăn là thấp hơn và hiệu quả sử dụng thức ăn có phần cao hơn so với lô CT1 và CT2. Tiêu tốn thức ăn và FCR từ 7 đến 13 tuần tuổi của gà ở lô ĐC là 5.976,67 g/con và 3,1 tương ứng.

Sau đó đến lô CT1 là 5.816,67 g/con và FCR là 3,46 và tiêu tốn thức ăn lớn nhất là ở lô CT2 (6.338,34 g/con) và FCR cao nhất là 3,84. Theo Crespo và Esteve-Garcia (2001) khẩu phần thức ăn có mức năng lượng và lipit cao thì giảm lượng thức ăn ăn vào và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà. Mức năng lượng (GE) của thức ăn ở lô ĐC là 4.152 kcal/kg có phần cao hơn so với lô CT1 (3.917 kcal/kg) và lô CT2 (3.935 kcal/kg). Đồng thời mức lipit trong thức ăn của lô ĐC là 6,64% cao hơn so với lô CT1 (4,77%) và lô CT2 (4,39%). Theo Sizemore và Siegel (1993) những con gà có tốc độ sinh trưởng nhanh có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn nhưng con có tốc độ sinh trưởng chậm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ sinh trưởng của gà ở lô ĐC cao hơn so với lô CT1 và CT2.

Năng suất thịt gà thí nghiệm tại 13 tuần tuổi được thể hiện qua bảng 6 cho thấy khối lượng sống của gà ở lô ĐC cao hơn hai lô CT1 và CT2 cho nên khối lượng thân thịt và khối lượng thịt lườn của lô ĐC cũng lớn hơn hai lô CT1 và CT2 (P<0,01) và P<0,001 Năng suất thịt gà thí nghiệm tại 13 tuần tuổi được thể hiện qua bảng 6 cho thấy khối lượng sống của gà ở lô ĐC cao hơn hai lô CT1 và CT2 cho nên khối lượng thân thịt và khối lượng thịt lườn của lô ĐC cũng lớn hơn hai lô CT1 và CT2 (P<0,001) Trong quá trình thí nghiệm quan sát thấy gà được nuôi bằng khẩu phần thức ăn tự phối trộn CT1 và CT2 vận động nhiều hơn so với gà nuôi bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp ở lô đối chứng. Vì vậy khối lượng thịt đùi của gà thí nghiệm ở lô CT1 và CT2 là cao hơn so với lô đối chứng. Khối lượng mỡ bụng ở lô ĐC là cao hơn so với lô CT1 và CT2 (P>0,05).

Theo Cherian và ctv (2002) khẩu phần thức ăn có mức năng lượng và lipit cao sẽ tăng tích tụ mỡ bụng ở gà. Cũng theo Crespo và EsteveGarcia (2001) gà được cho ăn nguồn lipit động vật có tỷ lệ mỡ bụng cao hơn so với cho ăn lipit thực vật. Tỷ lệ mề của gà ở hai lô CT1 và CT2 là lớn hơn so với lô đối chứng. Điều này có thể do khẩu phần ăn ở hai lô CT1 và CT2 có tỷ lệ xơ cao hơn so với lô ĐC và lượng thức ăn tiêu thụ hang ngày ở hai lô này cao hơn nên làm cho dạ dày cơ phát triển hơn. Tỷ lệ xơ thô trong thức ăn ở lô CT1 là 3,49% và CT2 là 4,06%, ở lô ĐC là 1,63% .

Chi phí chăn nuôi là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Chi phí chăn nuôi gà thí nghiệm được trình bày tại bảng 7 cho thấy gà từ 1 ngày đến 5 tuần tuổi được nuôi và chăm sóc cùng quy trình chăn nuôi, cùng loại thức ăn. Chi nuôi gà trong giai đoạn này ở các lô là như nhau: 32.122 đồng/ con. Giai đoạn từ 6 đến 13 tuần tuổi chi thú y, chi điện, trấu độn chuồng, chi khấu hao chuồng và công chăm sóc là tương tự nhau giữa các lô. Chi thức ăn ở lô ĐC là cao nhất (64.548,04 đồng/con), sau đó đến lô CT2 là 55.428,78 đồng/con và thấp nhất ở lô CT1 là 50.244,4 đồng/con. Lô ĐC có lượng tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng lại có giá thức ăn cao hơn so với hai lô CT1 và CT2.

Chi nhân công phối trộn thức ăn chỉ có ở lô CT1 và CT2 là 1.458 đồng/con. Tổng chi phí nuôi gà cao nhất ở lô ĐC là 116.876,81 đồng/con, sau đó đến lô CT2 là 109.215,9 đồng/con. Chi phí cho 1kg gà ở lô CT1 là thấp nhất 39.500,59 đồng/kg, sau đó đến lô ĐC là 40.927,98 đồng/ kg và lô CT2 là 41.936,27 đồng/kg.

KẾT LUẬN

Gà trống lai F1 (ĐTxLP) được ăn các khẩu phần thức ăn tự phối trộn có tốc độ sinh trưởng hơi thấp hơn so với thức ăn công nghiệp, song chi phí cho 1kg TKL lại thấp hơn (CT1 là 39.500,59 đồng/kg, sau đó đến ĐC là 40.927,98 đồng/kg và CT2 là 41.936,27 đồng/kg). Gà ăn thức ăn tự phối trộn có tỷ lệ thịt đùi cao hơn và tỷ lệ mỡ bụng thấp hơn so với gà ăn thức ăn công nghiệp.

 LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của tổ chức ARES-CCD (Académie de Recherche et d’Enseignement supérieurCommission de la Coopération au Développement), Ban điều phối dự án Việt Bỉ, Ban Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện và hỗ trợ thực hiện nghiên cứu này. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017). Quy trình nuôi gà thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAHP [Online]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Available: http://www.vietgap.com/huong-dan-apdung/1047_8010/quy-trinh-nuoi-ga-tha-vuon-theotieu-chuan-vietgahp.html [Accessed 22/4 2021].
  2. Cherian G., Selvaraj R.K., Goeger M.P. and Stitt P.A. (2002). Muscle fatty acid composition and thiobarbituric acid-reactive substances of broilers fed different cultivars of sorghum. Poultry Science. 81: 1415-20.

 

  1. Choo Y.K., Kwon H.J., Oh S.T., Um J.S., Kim B.G., Kang C.W., Lee S.K. and An B.K. (2014). Comparison of growth performance, carcass characteristics and meat quality of Korean local chickens and silky fowl. Asian-Aust. J. Anim. Sci., 27: 398-05.

 

  1. Crespo N. and Esteve-Garcia E. (2001). Dietary fatty acid profile modifies abdominal fat deposition in broiler chickens. Poul. Sci., 80: 71-78. 5

 

  1. Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Đình Tiến và Vũ Đình Tôn. (2020). Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà lai 3/4 Đông Tảo và 1/4 Lương Phượng. Tạp chí KHNN Việt Nam, 18: 879-87.

 

  1. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

 

  1. FAO (2020). Faostat [Online]. [Accessed Conssulté le 2 avril 2020].

 

  1. GSO (2020). Statistical handbook of Vietnam, Statistical Publishing House.

 

  1. Laudadio V. and Tufarelli V. (2010). Growth performance and carcass and meat quality of broiler chickens fed diets containing micronized-dehulled peas (Pisum sativum cv. Spirale) as a substitute of soybean meal. Poul. Sci., 89: 1537-43.

 

  1. Maiorka Alex, Dahlke Fabiano, Santin E, Kessler Alexandre de Mello and Penz Jr AM. (2004). Effect of energy levels of diets formulated on total or digestible amino acid basis on broiler performance. Bra. J. Poul. Sci., 6: 87-91.
  2. Masoero F., Pulimeno A.M. and Rossi F. (2005). Effect of extrusion, espansion and toasting on the nutritional value of peas, faba beans and lupins. Ita. J. Anim. Sci., 4: 177-89.

 

  1. Moula Nassim, Michaux Charles, Philippe FrançoisXavier, Antoine-Moussiaux Nicolas and Leroy Pascal. (2013). Egg and meat production performances of two varieties of the local Ardennaise poultry breed: silver black and golden black. Anim. Gen. Res., 53: 57-67.

 

  1. Sizemore F.G. and Siegel H.S. (1993). Growth, feed conversion, and carcass composition in females of four broiler crosses fed starter diets with different energy levels and energy to protein ratios. Poul. Sci., 72: 2216-28.

 

  1. TCVN 1525:2001. Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng Phospho -.Tổng cục tiêu chuẩn đo lường, KHCN.

 

  1. TCVN 1526:2007. Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng canxi. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường, Bộ KHCN.

 

  1. TCVN 4326:2001. Thức ăn chăn nuôi – Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác. TCVN 4326:2001. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường, KHCN.

 

  1. TCVN 4328:2007. Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường, Bộ

KHCN.

  1. TCVN 4329:2007. Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng xơ thô. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường, Bộ KHCN.
  2. TCVN 4331:2001. Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng chất béo. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường, Bộ KHCN

 Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi

Nguồn: http://nhachannuoi.vn/kha-nang-sinh-truong-va-nang-suat-thit-cua-ga-nuoi-bang-khau-phan-thuc-an-tu-tron/
Tin liên quan
Chưa có thông tin