Các nhà khoa học kết luận rằng, cám lúa mì lên men và ép đùn gây ra một số ảnh hưởng đáng kể tới hệ số tiêu hóa biểu kiến của một số chất dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất và năng lượng khi đưa vào thức ăn cơ bản cho lợn. Đặc biệt là, quá trình lên men dường như là chiến lược hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, “tác động tích cực tới hệ số tiêu hóa biểu kiến của phốt pho và canxi chỉ có thể được quan sát thấy ở nhóm nuôi bằng cám lúa mì lên men”.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra được kết luận này nhờ thực hiện một thử nghiệm, trong đó chín con lợn đang trong giai đoạn phát triển được đo lại hệ số CTTAD trong chế độ ăn cơ bản chứa các loại cám lúa mì khác nhau, và để chứng minh sự khác biệt tương đối về CTTAD trong chế độ ăn dưới dạng là kết quả của việc thay đổi cám lúa mì.
Cám lúa mì được sử dụng dưới dạng tự nhiên, như cám ủ lên men với Lactobacillus paracasei và Lactobacillus plantarum và cám lúa mì ép đùn (EWB).
Cám lúa mì biến thể bao gồm 200 g/kg trong chế độ ăn cơ bản thiếu phốt pho.
Các kết quả thu được cho thấy CTTAD của vật chất khô tăng lên khi lợn ăn thức ăn có chứa cám lúa mì lên men (+2%), thay vì cám lúa mì ở dạng gốc của nó.
Tương tự như vậy, CTTAD của các chất hữu cơ cũng đã tăng lên với cám lúa mì lên men (+2%) so với cám lúa mì ở dạng gốc của nó.
Ngoài ra, CTTAD của các chất xơ thô (tăng 9%) đã được cải thiện với cám lúa mì lên men cũng như với cám lúa mì ép đùn, có liên quan đến cám lúa mì ở dạng gốc của nó.
Các CTTAD của tro đã được cải thiện với cám lúa mì lên men (+ 14%) so với cám lúa mì ở dạng gốc của nó.
Tương tự, các giá trị CTTAD của phốt pho và canxi cũng đã được nâng lên khi cho lợn ăn chế độ có cám lúa mì lên men. Phốt pho tiêu hóa được đã tăng lên trong nhóm cho ăn cám lúa mì lên men so với các nhóm được nuôi bằng cám lúa mì ở dạng gốc của nó (+ 35%) và cám lúa mì ép đùn (+ 53%).
Tỷ lệ tiêu hóa canxi cũng đã thu được kết quả tương tự.
Trong khi CTTAD của năng lượng đã tăng lên ở nhóm cho ăn cám lúa mì lên men (+3%) và cám lúa mì ép đùn (+2%) so với nhóm ăn cám lúa mì ở dạng gốc, cân bằng dinh dưỡng và CTTAD của tinh bột là không bị ảnh hưởng bởi các phương pháp xử lý.
Tuy nhiên, CTTAD của chiết xuất ete đã tăng lên trong nhóm cho ăn cám lúa mì lên men (tăng 40%) và cũng có sự cải thiện ở nhóm cho ăn cám lúa mì ép đùn (+30%) so với nhóm cho ăn cám lúa mì ở dạng tự nhiên.
Nghiên cứu được thực hiện bởi M Kraler, K Schedle, KJ Domig, H Michlmayr và W Kneifel của trường Đại học Tài nguyên thiên nhiên và Khoa học đời sống (BOKU), Vienna, Áo và D. Heine từ Buehler AG, Thụy Sĩ. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Animal Feed Science and Technology.