09 tháng đầu năm 2021, giá lợn thịt lợn hơi xuất chuồng theo xu hướng giảm từ tháng 3, 4 (giá bình quân khoảng 70.000-75.000 đg/kg) đến tháng 7, 8/2021 (giá bình quân từ 50.000-58.000 đồng/kg, có địa phương xuống dưới 50.000 đg/kg). Sang tháng 9/2021 giá tiếp tục giảm, tính đến thời điểm hiện tại, giá bình quân đang dao động từ 40.000-49.000 đg/kg tùy từng vùng, đặc biệt có một số địa phương do giãn cách xã hội giá xuống dưới 40 ngàn đồng/kg, lợn thịt quá lứa đang ứ đọng khoảng 30%.
Ngày 8/10/2021, bà Hoàng Tố Nga – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định cho biết, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh chỉ còn 35.000 đồng/kg. Nếu chăn nuôi khi mua con giống 2 triệu đồng/con thì giá thành khoảng 55.000 đồng/kg lợn hơi, như vậy người chăn nuôi lỗ 2 triệu đồng/con.
Trong khi đó, giá thành sản xuất nếu chăn nuôi theo chuỗi từ nuôi lợn nái đến nuôi lợn thịt giá thành khoảng 45.000-50.000 đg/kg; chăn nuôi phải mua con giống giá thành khoảng từ 53.000-60.000 gđ/kg. Như vậy với mức giá lợn hơi trên thị trường hiện nay thì người chăn nuôi cũng không còn thu được lợi nhuận như các tháng đầu năm 2021. So với giá bình quân năm 2020, mức giá hiện tại đã giảm mạnh từ 25.000-30.000 đg/kg. Mặc dù giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn tại các cửa hàng thịt, các chợ truyền thống và các siêu thịt vẫn cao do các chi phí liên quan đồng loạt tăng, đặc biệt là chi phí vận chuyển và chi phí phòng chống dịch. Trong bối cảnh đó, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cho lợn tiếp tục tăng nhẹ so với tháng 8/2021, cụ thể: TAHH hoàn chỉnh cho lợn thịt 60 kg đến xuất chuồng 12.177,5 đg/kg (tăng 1,2%);
Bảng 2. Diễn biến đàn lợn năm 2021 tại các vùng sinh thái (con)
01/01/2021 | 01/4/2021 | 01/7/2021 | 01/10/1021 | |
Cả nước | 26.311.822 | 26.579.952 | 27.439.023 | 28.041.343 |
ĐB Sông Hồng | 5.322.795 | 5.267.644 | 5.474.815 | 5.460.699 |
Miền núi và Trung du | 6.187.319 | 6.091.128 | 6.290.973 | 6.406.362 |
Bắc Trung Bộ & DHMT | 5.354.407 | 5.473.196 | 5.610.734 | 5.696.571 |
Tây Nguyên | 1.938.435 | 1.898.867 | 1.994.065 | 2.259.872 |
Đông Nam Bộ | 5.051.630 | 5.518.721 | 5.640.925 | 5.725.114 |
ĐB sông Cửu Long | 2.457.236 | 2.330.396 | 2.427.511 | 2.492.725 |
Về tình hình Dịch tả lợn châu Phi, từ đầu năm 2021 đến ngày 05/10/2021, cả nước đã xảy ra 1.834 ổ dịch tại 1.672 xã, 304 huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy 112.092 con (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020).Tổng trọng lượng tiêu hủyước tính trên5.500 tấn (chi tiết tại phụ lục I). Hiện nay, cả nước có 497 ổ dịch tại 149 huyện của 37 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; tổng số lợn tiêu hủy là 40.719 con.
Trong bối cảnh thịt lợn trong nước đang dư thừa thì theo Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu thịt các loại trong 8T/2021 lượng nhập khẩu thịt đạt hơn 681,7 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhập khẩu thịt lợn đạt hơn 256,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 507,8 triệu USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 83,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thịt gà đông lạnh đạt hơn 167,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 148,8 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 8/2021, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam đạt 1,04 nghìn tấn, trị giá 4,92 triệu USD, giảm 31% về lượng và giảm 4,9% về trị giá so với tháng 7/2021. Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt giảm là do xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như Thái Lan, Trung Quốc, Bỉ, Ca-na-da… giảm mạnh. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 12,03 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 45,45 triệu USD.
Cục chế biến và phát triển thị trường Nông sản dự báo, sản lượng tiêu thụ thịt lợn trong nước tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn trước khi có dịch Covid-19 và dịch bệnh tả lợn châu Phi (do thói quen tiêu dùng thay đổi khi chuyển từ thịt lợn sang các sản phẩm thay thế, do chuyển một phần nhu cầu từ thịt nóng sang thịt đông lạnh nhập khẩu, do thu nhập của các hộ có thu nhập thấp bị giảm). Sản lượng ở mức thấp còn do nguyên nhân các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ có xu hướng không tái đàn khi giá bán đầu ra giảm, chi phí đầu vào (đặc biệt là thức ăn chăn nuôi) tăng cao nên thua lỗ.
Lượng nhập khẩu thịt lợn đông lạnh tiếp tục tăng nhanh, do các nước xuất khẩu lớn như EU, Braxin… dư thừa về sản lượng (thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc giảm nhập khẩu), có giá rẻ hơn so với giá thành sản xuất của Việt Nam
Về giá sẽ vẫn duy trì ở mức thấp do thị trường trong nước liên thông với thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, do tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nước ta còn chiếm tỷ trọng lớn nên khâu sản xuất không gắn với liên kết chuỗi, khi giá lên thì nuôi, giá xuống treo chuồng nên thị trường thịt vẫn có biến động giá tăng giảm theo chu kỳ sản xuất (lợn 5-7 tháng, gà lông trắng 40-45 ngày, gà lông màu khoảng 66-70 ngày).