1. Thế giới
Theo USDA, lượng khô hạt có dầu tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 18,3 triệu tấn, tăng 0,9 triệu tấn so với niên vụ trước nhưng giảm 0,2 triệu tấn so với niên vụ 2020/21. Trong đó, tồn kho khô hạt có dầu của Achentina đạt gần 2,4 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với niên vụ trước; Tồn kho của Braxin đạt 4,3 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với niên vụ trước…
USDA đã đưa ra dự báo mới nhất về cung cầu khô hạt có dầu toàn cầu trong niên vụ 2022/23, theo đó, sản lượng đạt 362 triệu tấn, tăng 13,2 triệu tấn so với niên vụ trước và tăng 13,8 triệu tấn so với niên vụ 2020/21.
Trong đó, sản lượng khô hạt có dầu tại Trung Quốc đạt mức cao nhất là 94,6 triệu tấn, tăng 5,1 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 2,3 triệu tấn so với niên vụ 2020/21.
Sản lượng khô hạt có dầu của Mỹ đạt 50,6 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với niên vụ trước và tăng 2,3 triệu tấn so với niên vụ 2020/21. Sản lượng khô hạt có dầu của Braxin và Achentina lần lượt đạt 40 triệu tấn và 33,6 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn và 0,9 triệu tấn so với niên vụ 2020/21.
Sản lượng khô hạt có dầu của EU đạt 31,4 triệu tấn, tăng 0,9 triệu tấn so với niên vụ trước. Lượng khô hạt có dầu tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 18,3 triệu tấn, tăng 0,9 triệu tấn so với niên vụ trước nhưng giảm 0,2 triệu tấn so với niên vụ 2020/21. Trong đó, tồn kho khô hạt có dầu của Achentina đạt gần 2,4 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với niên vụ trước; Tồn kho của Braxin đạt 4,3 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn so với niên vụ trước…
Dự kiến nhu cầu nhập khẩu khô hạt có dầu của thế giới niên vụ 2022/23 đạt 91,2 triệu tấn, tăng 2,5 triệu tấn so với niên vụ trước nhưng giảm nhẹ so với niên vụ 2020/21.
Lượng xuất khẩu khô hạt có dầu của thế giới đạt 97,3 triệu tấn, tăng 3,3 triệu tấn so với niên vụ trước và tăng 0,6 triệu tấn so với niên vụ 2020/21.
Dự kiến nhu cầu tiêu thụ khô hạt có dầu của thế giới niên vụ 2022/23 đạt 354,9 triệu tấn, tăng 10,3 triệu tấn so với niên vụ trước và tăng 10,6 triệu tấn so với niên vụ 2020/21 do nhu cầu tiêu thụ làm thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc, Mỹ, Braxin…
2. Trong nước:
Theo ước tính, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 500 triệu USD, tăng 21,5% so với tháng trước, và tăng 28,1% so với tháng 10/2021. Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL ước đạt 4,57 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, lượng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam trong tháng 9/2022 đạt 725 nghìn tấn, trị giá 411,5 triệu USD, giảm 30,9% về lượng và giảm 28,2% về trị giá so với tháng trước, giảm 17,4% về lượng nhưng tăng 1,6% về trị giá so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu TACN&NL đạt 7,53 triệu tấn, trị giá 4,07 tỷ USD, giảm 4% về lượng nhưng tăng 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Dự kiến lượng nhập khẩu nhóm hàng TACN&NL về Việt Nam trong năm 2022 đạt gần 10 triệu tấn, trị giá 5,4 tỷ USD, giảm 4% về lượng nhưng tăng 8% về trị giá so với năm 2021.
Trong tháng 9/2022, Việt Nam nhập khẩu 26 chủng loại TACN&NL, giảm 2 chủng loại so với tháng trước. Lượng nhập khẩu một số chủng loại giảm mạnh so với tháng trước như: Khô đậu tương, khô hạt cải, Bột thịt xương, bột cá, cám ngô, cám gạo … Trong khi đó, lượng nhập khẩu một số chủng loại tăng so tháng trước như: Bột gia cầm, cám mỳ, khô hướng dương…
Giá nhập khẩu trung bình nhiều mặt hàng TACN&NL trong tháng 9/2022 tăng so với tháng trước như: Khô đậu tương, bột thịt xương, bột gia cầm, cám mỳ, cám gạo, bột lông vũ… Giá nhập khẩu một số chủng loại giảm so với tháng trước như: DDGS, bột gan mực, bột cá, cám ngô, cám mỳ, bột gluten ngô, khô dầu cọ, khô hạt cải…
+ Nhóm khô hạt có dầu:
Mặt hàng khô đậu tương:
Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong tháng 9/2022 đạt 315,9 nghìn tấn, trị giá 188,1 triệu USD, giảm 38,7% về lượng và giảm 35,4% về trị giá so với tháng trước, giảm 27,7% về lượng và giảm 10,5% về trị giá so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam đạt 3,63 triệu tấn, trị giá 2,04 tỷ USD, giảm 5,3% về lượng nhưng tăng 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 48,3% về lượng và 50,7% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam. Thị trường cung cấp chính khô đậu tương là Nam Mỹ và Mỹ. Giá nhập khẩu trung bình khô đậu tương trong tháng 9/2022 ở mức 595 USD/tấn, tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 23,8% so với tháng 9/2021.
Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2022 dự kiến đạt 4,9 triệu tấn, trị giá 2,74 tỷ USD, giảm 2,4% về lượng nhưng tăng 9,6% về trị giá so với năm 2021.
Khô dầu cọ:
Lượng nhập khẩu khô dầu cọ tăng mạnh trong tháng 9/2022, đạt 41 nghìn tấn, trị giá 6,8 triệu USD, giảm 33,2% về lượng và giảm 44,4% về trị giá so với tháng trước, giảm 24,5% về lượng và giảm 30,6% về trị giá so với tháng 9/2021. Giá nhập khẩu trong tháng 9/2022 đạt 166 USD/tấn, giảm 16,7% so với tháng trước và giảm 8,1% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng khô dầu cọ đạt 408,4 nghìn tấn, trị giá 90,6 triệu USD, giảm 8,6% về lượng nhưng tăng 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng khô dầu cọ là Indonesia (đạt 366,6 nghìn tấn) và Malaysia (đạt 25,2 nghìn tấn).
Mặt hàng khô hạt cải:
Lượng nhập khẩu khô hạt cải trong tháng 9/2022 đạt 16,5 nghìn tấn, trị giá 5,5 triệu USD, giảm 18,9% về lượng và giảm 33,3% về trị giá so với tháng trước, giảm 40,5% về lượng và giảm 46,4% về trị giá so với tháng 9/2021. Giá nhập khẩu trong tháng 9/2022 đạt 334 USD/tấn, giảm 17,7% so với tháng trước và giảm 9,8% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng khô hạt cải đạt 193,5 nghìn tấn, trị giá 76 triệu USD, giảm 20,5% về lượng và giảm 11,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng khô hạt cải là Ấn Độ, UAE, Pakixtan…
+ Nhóm bột protein thực vật:
Trong tháng 9/2022, lượng nhập khẩu DDGS đạt 148,6 nghìn tấn, trị giá 60,1 triệu USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 11,9% về trị giá so với tháng trước, tăng 0,4% về lượng và tăng 20,7% về trị giá so với tháng 9/2021.Giá nhập khẩu trung bình DDGS trong tháng 9/2022 ở mức 404 USD/tấn, giảm 4% so với tháng trước nhưng tăng 20,3% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng DDGS đạt 998,6 nghìn tấn, trị giá 375 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu DDGS trong 9 tháng năm 2022 chiếm 13,3% về lượng và 9,3% về trị giá trong tổng lượng TACN&NL nhập khẩu về Việt Nam. Thị trường cung cấp chính là Mỹ.
Trong tháng 9/2022, lượng nhập khẩu cám ngô giảm mạnh, đạt 12 nghìn tấn, trị giá 3 triệu USD, giảm 26,3% về lượng và giảm 39,9% về trị giá so với tháng trước, giảm 32,4% về lượng và giảm 34,4% về trị giá so với tháng 9/2021. Giá trung bình cám ngô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 9/2022 đạt 246 USD/tấn, giảm 18,4% so với tháng trước và giảm 2,9% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng cám ngô đạt 108,6 nghìn tấn, trị giá 34 triệu USD, tăng 0,6% về lượng và tăng 21,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính là Trung Quốc và Ấn Độ.
Lượng nhập khẩu cám gạo tiếp tục giảm mạnh trong tháng 9/2022, đạt 10,7 nghìn tấn, trị giá 2,6 triệu USD, giảm 73,8% về lượng và giảm 70,5% về trị giá so với tháng trước, giảm 74,8% về lượng và giảm 67,7% về trị giá so với tháng 9/2021. Giá nhập khẩu trung bình cám gạo trong tháng 9/2022 ở mức 241 USD/tấn, tăng 12,6% so với tháng trước và tăng 28,1% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng cám gạo đạt 449,9 nghìn tấn, trị giá 96,1 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Ấn Độ.
Trong tháng 9/2022, lượng nhập khẩu cám mỳ đạt 35,8 nghìn tấn, tăng 26,8% so với tháng trước và tăng 95,9% so với tháng 9/2021. Giá nhập khẩu trung bình cám mỳ trong tháng 9/2022 ở mức 285 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng trước nhưng tăng 17,5% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng cám mỳ đạt 288,7 nghìn tấn, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Tanzania, Indonesia…
+ Nhóm bột protein động vật:
Trong tháng 9/2022, lượng nhập khẩu bột thịt xương đạt 60,3 nghìn tấn, trị giá 34,8 triệu USD, giảm 45,1% về lượng và giảm 42,9% về trị giá so với tháng trước, nhưng tăng 14,1% về lượng và tăng 23,1% về trị giá so với tháng 9/2021. Giá nhập khẩu trung bình bột thịt xương trong tháng 9/2022 ở mức 577 USD/tấn, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 7,9% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng bột thịt xương đạt 598,4 nghìn tấn, trị giá 331 nghìn tấn, tăng 16% về lượng và tăng 33,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường chính cung cấp bột thịt xương là Mỹ và EU.
Nhập khẩu bột gia cầm trong tháng 9/2022 đạt 24,5 nghìn tấn, trị giá 24,6 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với tháng trước, tăng 78,8% về lượng và tăng 95,3% về trị giá so với tháng 9/2021. Giá nhập khẩu trung bình bột gia cầm trong tháng 9/2022 ở mức 1.003 USD/tấn, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 9,2% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng bột gia cầm đạt 171,3 nghìn tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 17% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường chính cung cấp mặt hàng này là Mỹ, Braxin, Ả Rập Xê Út…
Nhập khẩu bột cá trong tháng 9/2022 đạt 10,8 nghìn tấn, giảm 32,8% so với tháng trước nhưng tăng 67,7% về trị giá so với tháng 9/2021. Giá nhập khẩu trung bình bột cá trong tháng 9/2022 ở mức 1.592 USD/tấn, giảm 3,1% so với tháng trước nhưng tăng 29,4% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu mặt hàng bột cá đạt 89,9 nghìn tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường chính cung cấp mặt hàng này là Ấn Độ, Ôman, Pêru…
+ Nhóm chất tổng hợp và bổ trợ (CTH&BT):
Trong tháng 9/2022, kim ngạch nhập khẩu nhóm CTH&BT đạt 34,7 triệu USD, giảm 15,2% so với tháng trước và giảm 23,6% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, nhập khẩu CTH&BT đạt 409,2 triệu USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường cung cấp chính là Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan…).