Toàn cảnh hội thảo
Tham dự hội thảo có TS Thái Quốc Hiếu, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi Thú y, Phó chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh Tiền Giang; Ông Nguyễn Minh Thuần, Chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh Tiền Giang; PGS.TS Đỗ Tiến Duy, Giảng viên Bộ môn Bệnh truyền nhiễm và Thú y cộng đồng, Khoa Chăn nuôi và Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; Thạc sỹ Lê Minh Mân, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Woosung Việt Nam; Bà Phạm Ngọc Minh Thư, Giám đốc dinh dưỡng và nghiên cứu phát triển sản phẩm Công ty TNHH Woosung Việt Nam; Bà Trần Thị Lợi, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Công nghệ sinh học R.E.P; Thạc sỹ Nguyễn Văn Hùng phụ trách kỹ thuật Công ty Cổ phần công nghệ sinh học R.E.P.
Ngoài ra, hội thảo còn có hơn 100 đại biểu tham dự là cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tỉnh cùng các huyện thị Tiền Giang, cán bộ phụ trách Thú y của các huyện thị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Thành viên của Hội Chăn Nuôi tỉnh Tiền Giang, Trang trại chăn nuôi heo đại diện của các huyện thị Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo, Mỹ Tho, Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy; Các trang trại đại diện thuộc Hội Chăn Nuôi Bình Long của tỉnh Bình Phước.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Minh Thuần, Chủ tịch Hội chăn nuôi tỉnh Tiền Giang cho biết, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2019, đến nay đã hơn 3 năm, sự tổn thất gây ra trên đàn heo cả nước rất nghiêm trọng. Tại tỉnh tiền giang từ khi các ổ dịch nổ ra trên nhiều xã, huyện theo nhiều hình thức khác nhau và không theo một quy luật rõ ràng khiến các trang trại và bà con chăn nuôi rất hoang mang, lo sợ.
Ông Nguyễn Minh Thuần, Chủ tịch Hội chăn nuôi tỉnh Tiền Giang
Ông Thuần cũng cho biết, tại một số địa bàn, có những trang trại mặc dù đã nỗ lực hết sức mình, bằng mọi phương cách có thể nhưng dịch bệnh ví như một vị khách không mời mà đến. Các cơ quan thú y tại địa phương cũng đã có hướng dẫn những phương pháp phòng chống tích cực nhưng việc lan truyền căn bệnh nguy hiểm này vãn chưa có lời đáp.
“Với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành và các diễn giả, hy vọng buổi hội thảo sẽ giúp cho các nhà chăn nuôi bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích, thay đổi nhận thức và hành động chưa đúng, chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống hiệu quả và có tiếng nói chung trong việc ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm này”, ông Thuần nhấn mạnh.
TS Thái Quốc Hiếu, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang
Trình bày nội dung “Chủ động phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi”, TS Thái Quốc Hiếu cho biết, Tiền Giang là 1 trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế của phía Nam và cũng là thủ phủ chăn nuôi và cây ăn quả ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một lợi thế để tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển.
Về chăn nuôi, Tiền Giang có cơ hội rất nhiều từ những chủ trương, chính sách hỗ trợ chăn nuôi. Đặc biệt địa phương này cũng đã quan tâm đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu, sản xuất các giống vật nuôi để cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội thì còn có những thách thức và thách thức này rất lớn. Đó là giá bán và thị trường đầu ra luôn biến động, thiếu tính bền vững. Giải pháp cho vấn đề này là thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thông qua hợp tác xã. Thứ hai là dịch bệnh trên vật nuôi với giải pháp cơ bản nhất là chiến lược sử dụng vắc xin và chăn nuôi an toàn sinh học.
Theo Tiến sĩ Hiếu, bệnh truyền nhiễm của động vật là các bệnh gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho xã hội. Một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trong động vật thường có 2 yếu tố (mầm bệnh và vật chủ) nếu đó là lây truyền trực tiếp, hoặc 3 yếu tố (mầm bệnh, trung gian và vật chủ) nếu lây truyền gián tiếp,…
PGS.TS Đỗ Tiến Duy, Giảng viên Bộ môn Bệnh truyền nhiễm và Thú y cộng đồng, Khoa Chăn nuôi và Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Trình bày tại hội thảo, PGS.TS Đỗ Tiến Duy, Dịch tả heo Châu Phi vẫn là một bệnh rất phổ biến, nguy hiểm và nguy cơ rất nhiều ngoài trang trại. Trong các giải pháp, hiện nay vắc xin thương mại chưa được thương mại hoàn toàn còn đang phải tối ưu thêm. Vậy chỉ còn 2 giải pháp, trong đó giải pháp quan trọng nhất là an toàn sinh học và sẵn sàng kịch bản đối phó khi có ổ dịch xảy ra ở một trang trại. Về an toàn sinh học là phải thay đổi suy nghĩ, tất cả các yếu tố nguy cơ phải sắp xếp vào nguy cơ của trang trại. Còn vùng sạch bệnh trong trang trại là vùng con heo được sống an toàn, khoẻ mạnh và được chăm sóc, chứ không phải là để dùng thuốc sát trùng.
Về kịch bản xử lý, vì vi rút Dịch tả heo châu phi lưu hành bên ngoài rất nhiều nên phải có kịch bản sẵn sàng phát hiện ca bệnh lâm sàng đầu tiên trong khoảng thời gian 1 tuần để có bước xử lý nguồn bệnh để vi rút không lây ra bên ngoài. Một trong những công cụ rất quan trọng đó là để xác định ca bệnh trong kịch bản xử lý đó là xét nghiệm nhanh và có thể tầm soát rộng thêm để phát hiện con ủ bệnh để loại trừ. Chắc chắn sẽ loại trừ được các con bệnh trong ổ dịch.
Bà Phạm Ngọc Minh Thư, Giám đốc dinh dưỡng và nghiên cứu phát triển sản phẩm Công ty TNHH Woosung Việt Nam
Cũng tại hội thảo, bà Phạm Ngọc Minh Thư Minh cho biết, Woosung hiện nay có rất nhiều trang trại nuôi heo thịt và vẫn đang đảm bảo số đàn của mình không bị nhiễm Dịch tả heo Châu phi. Thành phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Woosung nhập khẩu từ nhiều quốc gia, vận chuyển bằng các phương tiện đa dạng và tiếp xúc với nhiều lao động bốc dỡ hàng hóa luôn tiềm ẩn những rủi ro vấy nhiễm mầm bệnh.
Do đó Woosung tự hào là công ty đầu tiên và cũng là đơn vị tiên phong ở Việt Nam với giải pháp đưa chế phẩm vào trong cám để bảo vệ được nguyên cám đến tay người chăn nuôi an toàn, hiệu quả, phòng chống vi rút Dịch tả heo châu phi. Tuy nhiên bà Thư cũng lưu ý chế phẩm này chỉ có bảo vệ an toàn thức ăn, không mang mầm bệnh vi rút, đảm bảo an toàn đến tay người chăn nuôi.
Thạc sỹ Lê Minh Mân, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Woosung Việt Nam
Đại biểu tham quan gian hàng của Woosung
Giải thích rõ hơn về những chia sẻ của bà Phạm Ngọc Minh Thư, Thạc sỹ Lê Minh Mân, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Woosung Việt Nam chia sẻ: Chế phẩm mà Woosung đang dùng là một nguyên liệu trong sản xuất, có tên gọi là cây Hoa bia. Trong y học cổ truyền cây Hoa bia là một dược liệu thuốc. Bản thân cây Hoa bia cũng có tính sát khuẩn cao, nó có thể trị được bệnh lao, bệnh viêm màng phổi,… Đức là quốc gia trồng Hoa bia nhiều nhất tiếp theo là Hoa Kỳ. Ở Việt Nam một số tỉnh vẫn trồng được cây này như Sơn La. Nghiên cứu từ công ty của Đức, quá trình khi thí nghiệm bằng cách chiết xuất Hoa bia ra ủ với vi rút Dịch tả heo châu phi 3 ngày thi con vi rút này đã chết trong 2 ngày. Chính vì vậy Woosung đã sử dụng công nghệ này.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều câu hỏi về liên quan đến bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được các chuyên gia nhiệt tình trả lời, giải đáp.
Các chuyên gia trả lời trực tiếp trong buổi hội thảo
Người chăn nuôi đặt câu hỏi cho các chuyên gia
Chụp hình lưu niệm tại hội thảo