Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam của ngô, gạo
(Nguồn Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam)
Loại | N. lượng (Kcalo) | Nước (g) | Đạm (g) | Béo (g) | Bột (g) | Xơ (g) |
Gạo nếp cái | 346 | 13,6 | 8,2 | 1,5 | 74,9 | 0,6 |
Gạo tẻ | 344 | 13,5 | 7,8 | 1,0 | 76,1 | 0,4 |
Ngô hạt vàng | 354 | 13,8 | 8,6 | 4,7 | 69,4 | 2,0 |
Sử dụng ngô nguyên hạt hoặc ngô xay, chế biến … làm thức ăn đơn điệu hoặc phối trộn trong thức ăn trong chăn nuôi là việc làm bình thường của người chăn nuôi. Ngô thường chiếm khoảng 25-40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trang thái sinh lý của cơ thể của loại vật nuôi. Ngô gắn chặt với chăn nuôi, ngô càng nhiều, chăn nuôi càng phát triển. Mỹ, Brazil ngô nhiều, chăn nuôi ở các nước này rất phát triển, đặc biệt chăn nuôi lợn. Nước ta, Việt Nam là một nước nông nghiệp, cây ngô có điều kiện phát triển nhưng hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng lớn ngô từ bên ngoài về làm thức ăn cho chăn nuôi. Bài viết này nêu tình hình phát triển ngô trong giai đoạn từ 2015 đến 2021ở nước ta ngô (không nói tới diện tích, năng suất ngô cây làm thức ăn thô xanh cho trâu, bò). Đồng thời, thông qua đó đề xuất một số ý kiến phát triển ngô phục vụ cho ngành chăn nuôi.
I. Diện tích gieo trồng ngô ở nước ta
Bản thân tôi rất ngạc nhiên, khi diện tích gieo trồng ngô của nước ta giảm dần theo năm tháng, mặc dù ngô luôn luôn được nhà nước khuyến khích, ưu tiên để phát triển.
Bảng 1: Diện tích gieo trồng ngô ở nước ta
(Đ.vị tính: 1000. ha)
| 2010 | 2015* | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2021*/ |
Cả nước | 1125,70 | 1178,90 | 1152,70 | 1099,50 | 1032,90 | 986,70 | 942,50 | 902,80 | 2010 |
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| -0,60 | -2,20 | -4,60 | -6,10 | -4,50 | -4.50 | -4,20 | -19,80 |
ĐB SHồng | 97,60 | 91,30 | 89,80 | 87,50 | 78,10 | 70,10 | 64,40 | 60,50 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| -6,50 | -1,60 | – 2,60 | -1,07 | 1,02 | -0,81 | -0,61 | -38,00 |
TD& MNPB | 460,60 | 518,90 | 509,50 | 490,10 | 455,90 | 435,20 | 426,40 | 414,60 |
|
Tăng ,giảm(%) so năm trước |
| +12,70 | -1,80 | -3,80 | -7,00 | -4,50 | -2,20 | -2,80 | -10,00 |
BTB&DHMT | 213,20 | 210,40 | 207,60 | 200,20 | 184,00 | 182,40 | 173,10 | 175,90 |
|
Tăng ,giảm(%) so năm trước |
| -1,30 | -1,30 | -3,36 | -8,10 | -0,90 | -5,10 | +1,60 | -17,50 |
Tây Nguyên | 236,80 | 241,30 | 235,30 | 216,40 | 212,90 | 204,90 | 192,80 | 172,90 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +1,90 | -2,50 | -8,00 | -1,60 | -3,80 | -5,90 | -10,30 | -27,00 |
Đông NB | 79,80 | 78,80 | 75,70 | 70,20 | 68,70 | 63,20 | 58,30 | 54,70 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| -1,30 | -3,90 | -7,30 | -2,10 | -8,00 | -7,80 | -6,20 | -31,50 |
ĐB.SCL | 37,70 | 38,20 | 34,80 | 35,10 | 33,30 | 30,90 | 27,50 | 24,40 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +1,30 | -8,90 | +0,10 | -5,10 | -7,20 | -1,10 | -1,130 | -35,30 |
Qua bảng 1 nhận thấy:
– Từ năm 2010 đến 2021, diện tích gieo trồng ngô nước ta giảm 19,80%, từ 1125,70 ngàn ha xuống còn 902,80 ngàn ha. Diện tích giảm nhiều nhất là Vùng Đồng bằng Sông Hồng 38,00%, từ 97,60 ngàn ha xuống còn 60,50 ngàn ha. Đồng bằng Sông Cửu Long giảm tương ứng 35,30% từ 37,70 ngàn ha xuống còn 24,40 ha. Vùng Đông Nam bộ giảm 31,50%, từ 79,80 ngàn xuống còn 58,30 ngàn ha. Diện tích geo trồng ngô giảm ít nhất trong giai đoạn này là vùng Trung du và miền núi phía Bắc giảm 10,00%. Vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải miền Trung giảm 17,50%. Vùng Tây Nguyên tương ứng giảm 27,00%. Sự giảm diện tích ngô trồng có nhiều nguyên nhân (-) Lợi ích kinh tế trồng ngô trên cùng đơn vị diện tích kém hơn so với các loại cây trồng khác (-) Do thời tiết, khí hậu, nắng hạn, lụt lội tác động (-) Sâu bệnh, côn trùng, chuột…. phá hoại.
– Ngô ở nước ta được trồng trong phạm vi toàn quốc nhưng diện tích ngô trồng không đồng đều ở các tỉnh và các vùng. Diện tích trồng ngô nhiều nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc 426,40 ngàn ha chiếm 45,24% diện tích toàn quốc (426,40 ngàn ha so với 942,50 ngàn ha, lấy năm 2020 để so sánh); Vùng có diện tích lớn thứ hai là: Tây Nguyên chiếm 20,46%, tương ứng là 192,80 ngàn ha so với 942,50 ngàn ha. Vùng có diện tích lớn thứ ba là: Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung chiếm 17,31%. Các vùng khác, diện tích trồng ngô ít hơn. Cụ thể, Đồng bằng Sông Hồng chiếm 6,83%; Đông Nam Bộ chiếm 6,19% và Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ chiếm có: 2,92%.
II. Năng suất ngô trồng ở nước ta
Trái với diện tích, năng suất ngô trồng ở nước ta luôn luôn được cải thiện, phần lớn là năm sau cao hơn năm trước. Cá biệt có những năm giảm, nhưng tốc độ giảm không nhiều. Năng suất của ngô trồng phụ thuộc nhiều yếu tố: (-) Giống, kỹ thuật gieo trồng, mùa vụ, vùng hay khu vực (-) Khí hậu, thời tiết (-) Phương pháp thu hoạch, bảo quản. Qua bảng 2, Năng suất ngô trồng ở nước ta nhận thấy (lấy năm 2020 để so sánh):
– Năng suất bình quân của ngô trồng vùng Đông Nam Bộ là cao nhất, đạt 69,60 tạ /ha. Thứ hai là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 61,90 tạ/ ha. Thứ 3 là vùng Tây Nguyên, năng suất đạt 57,10 tạ/ ha. Năng suất ngô thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc chỉ đạt 40,30 tạ/ha; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung đạt 48,30 tạ /ha và vùng Đồng bằng Sông Hồng, chỉ đạt 51,00 tạ /ha.
– Năm 2016, 2017 và năm 2020 có thể do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đã làm cho năng suất ngô của vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long giảm, giảm đến 3,30% ở vùng Sông Cửu Long, năm 2016 và 2,70% ở vùng Tây Nguyên năm 2020.
Bảng 2. Năng suất ngô trồng ở nước ta.
(Đ.vị tính: Tạ/ha)
| 2010 | 2015* | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2021*/ |
Cả nước | 41,10 | 44,80 | 45,50 | 46,5 | 47,20 | 48,00 | 48,4 | 49,30 | 2010 |
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +9,00 | +1,60 | +2,20 | +1,50 | +1,70 | +0,80 | +1,90 | 19,90 |
ĐB S.Hồng | 42,20 | 48,10 | 48,10 | 49,20 | 49,70 | 50,00 | 51,00 | 51,90 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +6,40 | 0,00 | +2,30 | +1,00 | +0,60 | +2,00 | +1,80 | 14,90 |
TD& MNPB | 33,30 | 36,90 | 38,10 | 38,80 | 39,50 | 39,50 | 40,30 | 40,90 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +10,80 | +3,30 | +1,80 | 1,80 | 0,00 | +2,00 | 1,50 | 22,80 |
BTB&DHMT | 39,90 | 44,20 | 45,30 | 45,70 | 46,00 | 47,10 | 48,30 | 48,70 |
|
Tăng,giảm (%) so năm trước |
| +10,80 | +2,50 | +0,0,90 | +0,70 | +2,40 | +2,50 | +0,80 | +22,10 |
Tây Nguyên | 50,00 | 53,70 | 53,50 | 56,50 | 56,70 | 58,70 | 57,10 | 59,90 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +7,40 | -0,40 | +5,60 | +0,40 | +3,50 | -2,70 | +4,90 | 19,80 |
Đông Nam Bộ | 52,00 | 62,40 | 63,60 | 63,10 | 64,20 | 65,70 | 69,60 | 71,40 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +20,00 | +1,90 | -0,80 | +1,70 | +4,10 | +5,90 | +2,60 | +37,30 |
ĐB.Sông Cửu Long | 53,20 | 57,5 | 55,60 | 57,00 | 57,40 | 57,80 | 61,90 | 62,80 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +8,00 | -3,30 | +2,60 | +0,70 | 0,70 | +7,10 | +1,50 | 18,00 |
III. Sản lượng ngô trồng ở nước ta
Sản lượng ngô trồng của nước ta được thể hiện qua bảng 3, từ bảng 3 nhận thấy:
– Từ năm 2010 đến năm 2021, tổng sản lượng ngô trồng ở nước ta giảm 3,90%. Sản lượng này, dao động từ 4,5 – 5,3 triệu tấn/năm.
– Mức độ giảm của sản lượng ngô khác nhau ở những năm khác nhau; những vùng khác nhau trong cùng một năm cũng khác nhau.
– Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021, vùng Đồng bằng Sông Hồng sản lượng ngô giảm tới 27,80%; vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giảm đến 23,40%; vùng Tây Nguyên giảm 12,5 % và vùng Đông Nam Bộ giảm 6,0%. Ngược lại, Vùng Trung Du và miền núi phía Bắc sản lượng ngô lại tăng 10,40%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung sản lượng ngô tăng 0,8%.
Lý giải cho sự giảm suốt sản lượng ngô trồng là do diện tích ngô trồng bị thu hẹp hay giảm xuống. Cụ thể như bảng 1 đã chỉ ra giai đoạn 2010 đến 2021, diện tích ngô trồng trong toàn quốc giảm đến19,80% (đã phân tích ở phần trên).
Bảng 3: Sản lượng ngô trồng ở nước ta
( Đ.vị tính: Ngàn tấn)
| 2010 | 2015* | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2021*/ |
Cả nước | 4625,70 | 5287,20 | 5246,50 | 5109,60 | 4874,10 | 4731,9 | 4558,20 | 4446,40 | 2010 |
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +14,30 | -0,80 | -2,60 | -4,60 | -2,90 | -2,50 | -2,40 | -3,90 |
ĐB S.hồng | 441,00 | 438,70 | 432,20 | 430,30 | 387,80 | 355,5 | 328,50 | 314,30 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| -0,50 | -1,50 | -0,40 | -9,90 | -8,30 | -7,60 | -4,30 | -28,70 |
TD& MNPB | 1535,40 | 1912,60 | 1939,30 | 1899,901 | 1801,50 | 1720,90 | 1716,50 | 1695,70 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +24,60 | +1,40 | -2,00 | -5,20 | -4,50 | -0,30 | -1,20 | +10,40 |
BTB&DHMT | 849,80 | 929,00 | 940,20 | 914,40 | 846,00 | 858,20 | 836,80 | 856,90 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +9,30 | +1,20 | -2,70 | -7,50 | +1,40 | -2,50 | +2,40 | +0,80 |
Tây Nguyên | 1184,20 | 1295,50 | 1260,00 | 1221,90 | 1206,30 | 1203,30 | 1100,40 | 1036,20 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +9,40 | -2,70 | -3,00 | -1,30 | -0,20 | -8,50 | -5,80 | -12,50 |
Đông NB | 414,90 | 491,90 | 481,40 | 442,90 | 441,30 | 415,50 | 405,8 | 390,00 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +18,80 | -2,30 | -8,00 | -0,40 | -5,80 | -2,30 | -3,90 | -6,00 |
ĐB.SCL | 200,40 | 219,50 | 193,40 | 200,20 | 191,20 | 178,50 | 170,20 | 153,50 |
|
Tăng ,giảm (%) so năm trước |
| +9,50 | -11,90 | +3,50 | -4,50 | -6,60 | -4,60 | -9,80 | -23,40 |
Bảng 4 dưới đây thể hiện rõ hơn diện tích, năng suất và sản lượng ngô trồng ở các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước (số liệu Thống kê năm 2020).
Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trồng tại các vùng sinh thái và số thứ tự khi so sánh giữa các vùng
(số liệu Thống kê năm 2020).
Vùng | Diên tích ngàn ha | Năng suất tạ/ha | Ngàn tấn |
| Số T.tự | Số T.tự | Số T.tự |
Cả nước | 942,50 – | 48,40 – | 4559,20 – |
Đồng bằng Sông Hồng | 64,40 4 | 51,00 4 | 328,50 5 |
Trung Du &MN PB | 426,40 1 | 40,30 6 | 1716,50 1 |
Bắc TB &DHMT | 173,10 3 | 48,30 5 | 836,80 3 |
Tây Nguyên | 192,80 2 | 57,10 3 | 1100,40 2 |
Đông Nam Bộ | 58,30 5 | 69,90 1 | 405,80 4 |
Đồng bằng Sông CL | 27,50 6 | 61,90 2 | 170,20 6 |
Qua bảng 4 trên ta nhận thấy:
– Diện tích, năng suất không đi thuận với nhau: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có diện tích ngô trồng lớn nhất trong toàn quốc 426,40 ngàn ha nhưng năng suất ngô lại kém nhất trong trong cả nước, chỉ đạt 40,30 tạ/ha. Còn vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long điện tích trồng ngô chỉ đứng thứ 5 và thứ 6 trong các vùng nhưng trái lại năng suất ngô trồng lại đạt vị trí số 1 và số 2 trong toàn quốc, tương ứng là 69,90 và 61,90 tạ/ha.
– Sản lượng ngô trồng thu được ở nước ta nhiều nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 1716,50 ngàn tấn. Vùng nhiều thứ hai là vùng Tây Nguyên, đạt 1100,40 ngàn tấn. Vùng Bắc trung bộ và Duyên Hải miềnTrung , sản lượng ngô đạt 836,80 ngàn tấn.
Bảng 5. !0 tỉnh thành có Diện tích, năng suất và sản lượng ngô lớn nhất cả nước
(số liệu Thống kê năm 2020).
Diện tích, ngàn ha | Năng suất, tạ/ha | Sản lượng, ngàn tấn |
Địa Phương T.Tự | Địa Phương T.Tự | Địa Phương T.Tự |
Đắc Lắc 87,30 1 | Đồng Tháp 90,20 1 | Đắc Lắc 514,10 1 |
Sơn La 85,30 2 | Đồng Nai 79,90 2 | Sơn La 339,20 2 |
Hà Giang 54,70 3 | An Giang 78,10 3 | Đắc Nông 309,00 3 |
Đắc Nông 48,00 4 | Bình Thuận 66,00 4 | Đồng Nai 289,90 4 |
Nghệ An 45,50 5 | Đắc Nông 64,40 5 | Gia lai 211,80 5 |
Gia Lai 44,50 6 | Long An 62,50 6 | Nghệ An 207,80 6 |
Thanh Hóa 42,70 7 | An Giang 62,30 7 | Hà Giang 199,90 7 |
Cao Bằng 40,70 8 | Cần Thơ 61,10 8 | Thanh Hóa 198,70 8 |
Lào Cai 38,20 9 | Hải Dương 60,80 9 | Cao Bằng 156,50 9 |
Hòa Bình 32,90 10 | Bình Định 60,30 10 | Lào Cai 153,40 10 |
Như vậy, nước ta diện tích ngô trồng lớn nhất là hai tỉnh Đắc Lắc có 87,30 ngàn ha và Sơn La có 85,30 ngàn ha. Năng suất ngô trông trung bình đạt cao nhất là ở Đồng Tháp đạt 90,20 tạ/ha; Đồng Nai đạt 79,90 tạ /ha. Sản lượng Ngô nhiều nhất ở Đắc Lắc đạt 514,10 ngàn tấn, Sơn La đạt 339,20 ngàn tấn và Đắc Nông đạt 309,00 ngàn tấn.
IV. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sản xuất trong nước
Chăn nuôi nước ta trong hai, ba mươi năm qua tăng trưởng bình quân khoảng 5 – 6 %/năm. Chăn nuôi phát triển, ngành thức ăn công nghiệp ra đời và tăng trưởng rất nhanh. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta ra đời năm 1993, từ chỗ chỉ đạt 400 ngàn tấn năm 1993 đến năm 2010 tăng lên, đạt 10.50 triệu tấn, và đến năm 2021 lượng thức ăn này đã đạt 21,90 triệu tấn. Ngô hạt và lượng thức ăn chăn nuôi liên quan chặt chẽ với nhau. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và lượng ngô nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 2016 đến năm 2021 thể hiện ở bảng 5 bên dưới.
Bảng 6: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và lượng ngô nhập khẩu từ 2016 đến2021
(Cục Chăn nuôi, 2016-2021).
Số TT | Năm | Tổng số (tr.tấn) | Lượng ngô nhập khẩu (tr.tấn) | Giá trị ngô nhập khẩu (tỷ USD) |
1 | 2016 | 20.15 | 7,60 | 1,42 |
2 | 2017 | 19,38 | 7,84 | 1,50 |
3 | 2018 | 18,80 | 9,40 | 2,00 |
4 | 2019 | 18,94 | 9,70 | 1,95 |
5 | 2020 | 20,30 | 8,90 | 1,75 |
6 | 2021 | 21,90 | 9,64 | 2,66 |
Qua bảng 5 nhận thấy: – Tổng lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra ngày một tăng và đã đạt 21,90 triệu tấn năm 2021. Nước ta hàng năm mới sản xuất ra được 4,5 –gần 5,0 triệu tấn ngô. Ngoài dùng làm lương thực, thực phẩm, số ngô còn lại mới dùng cho chăn nuôi. Vì thế, ngô sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp rất thiếu. Sự thiếu hụt này đã được lấp đầy bằng việc nhập khẩu. Lượng ngô nhập khẩu tăng theo sự tăng lên của lượng thức ăn công nghiệp và đạt 9,64 triệu tấn năm 2021. Lượng USD nước ta phải bỏ ra để nhập ngô năm 2021 tương ứng là 2,66 tỷ.
V. Những suy nghĩ và đề xuất.
1. Nước ta là nước nông nghiệp, ngô trồng là một cây lương thực truyền thống của người nông dân. Người dân việt Nam cần cù lao động, thông thạo nghề nông, nghề trồng ngô. Thị trường ngô trồng (hạt và thân ngô) ở nước ta rất lớn, tiềm năng dồi dào vì thế, nước ta cần có những biện pháp và chính sách hợp lý, ưu tiên để ngô trồng phát triển nhanh hơn, nhiều hơn. Không thể để đất bị bỏ phí, lao động không có việc, hàng năm nhà nước phải bỏ ra hàng tỷ USD nhập ngô từ bên ngoài nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
2. Để tăng sản lượng ngô trong nước cần tập trung vào 3 yếu tố chính, đó là tăng diện tích, tăng năng suất và giảm thất thu sau thu hoạch.
a. Tăng diện tích trồng ngô. Tăng diện tích trồng ngô là việc làm khó vì: (-) Nếu những nơi đất trồng được ngô, người dân đã trồng từ lâu đời (-) Đất cho trồng trọt đã được quy hoạch cho các loại cây trồng khác nhau, nếu có thể chỉ những chỗ đất trồng các loại cây khác ít hiệu quả chuyển sang trồng ngô (đã có chủ trương của nhà nước) và có thể tăng diện tích ngô trồng bằng xen vụ, gối vụ hoặc luân canh cùng với các cây trồng khác (-) Về hiệu quả kinh tế, ngô trồng còn kém hiệu quả hơn các cây khác do năng suất thấp và giá ngô cao hơn so với giá ngô nhập khẩu.
b. Tăng năng suất của ngô trồng. Tăng năng suất của ngô là yếu tố chính thúc đẩy tăng sản lượng ngô ở nước ta. Năng suất ngô nước ta bình quân đạt 4,93 tấn/ha, thấp hơn so với bình quân của thế giới gần 6,0 tấn/ha. Tuy vậy, một số vùng ở nước ta như Đông Nam Bộ đạt bình quân 7,14 tấn/ha; vùng đồng bằng Sông Cửu Long đạt 6,28 tấn/ha; năng suất ngô bình quân của tỉnh Đồng tháp đạt 9,02 tấn/ha cao nhất trong toàn quốc, tỉnh Đồng Nai bình quân năng suất ngô đạt 7,99 tấn /ha và tỉnh An Giang năng suất đạt 7,81 tấn/ha. Như vậy, chúng ta có cơ sở để tăng năng suất và tăng tổng sản lượng ngô trồng. Vấn đề đặt ra ở đây là giống và kỹ thuật gieo trồng, canh tác. Vậy, giống ngô nào, kỹ thuật gieo trồng đúng và phù hợp với từng vùng đất cần phải được phổ biến chuyển giao cho người nông dân. Khi giống tốt, kỹ thuật gieo trồng phù hợp chắc chắn năng suất sẽ được tăng lên.
c. Giảm thất thu sau thu hoạch. Giảm thất thu của ngô sau thu hoạch phụ thuộc vào mùa vụ, vào giống và vào phương pháp thu hoạch, phương pháp bảo quản, chế biến. Tỷ lệ giảm thất thu của ngô sau thu hoạch theo các chuyên gia ngô, dao động trung bình từ 3 -5%, lớn có khi đến 10 trên 10%. Nguyên nhân giảm thất thu sau thu hoạch do mốc, mọt trong quá trình bảo quản sau thu hoạch là chính ở đây chưa tính đến giảm chất lượng của ngô.
3. Giảm giá thành sản xuất ngô. Giá ngô trồng của nước ta khó cạnh tranh được với ngô nhập khẩu do nhiều nguyên nhân. Để giảm giá ngô chúng ta có thể tác động vào nhiều yếu tố .(-) Tăng năng suất ngô; (-) Chọn lựa các giống năng suất cao nhưng ít mối, mọt, sâu bệnh, thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của từng vùng. (-) Áp dụng cơ giới hóa trên diện rộng. (-) Cải tiến phương pháp thu hoạch, phương pháp bảo quản và chế biến./.
Tài liệu tham khảo
Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê năm 2015-2021.
Báo cáo tổng kết của Cục Chăn nuôi năm 2016 -2021.
FAOSTAT (2012). “FAOSTAT StatisticalData – Final 2012 production crop”. pp.
Một số kết quả nghiên cứu về cây ngô ở Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2015.Trần Kim Định, Nguyễn Hữu Để, Phạm Văn Ngọc, Bùi Xuân Mạnh.