Cơ sở sản xuất nhang Vạn Linh Hương (phường Long Thành Bắc, thị xã Hoà Thành).
Theo đó, tại Quyết định số 2306/QĐ-BVHTTDL ngày 9.8.2024, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định đưa nghề thủ công truyền thống Nghề làm nhang tỉnh Tây Ninh vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quyết định yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào Danh mục tại Điều 1 Quyết định này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.
Theo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, nghề làm nhang được truyền từ đời này qua đời khác và trở thành một nghề truyền thống ở Tây Ninh.
Theo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, nghề làm nhang truyền thống ở Tây Ninh tập trung ở thị xã Hoà Thành, Trảng Bàng, các huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu, Tân Biên và thành phố Tây Ninh.
Như vậy, cùng với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Tây Ninh, lễ Kỳ yên đình Gia Lộc, múa trống Chhay-dăm, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu (núi Bà Đen), lễ hội Quan lớn Trà Vong (Tân Biên), nghệ thuật chế biến món ăn chay và nghề thủ công truyền thống làm muối ớt, nghề làm nhang là di sản văn hoá thứ 9 của tỉnh Tây Ninh được công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Hoà Thành tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại cơ sở sản xuất nhang Vạn Linh Hương (thị xã Hoà Thành).