|
  • :
  • :

Thực trạng sản xuất TACN công nghiệp giai đoạn 2019-2021

Tại Việt Nam, hiện nay tỷ trọng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (thức ăn được sản xuất tại các cơ sở có dây chuyền, thiết bị công nghiệp) chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn của toàn ngành chăn nuôi, số còn lại (khoảng 30%) là do người chăn nuôi tận dụng từ nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có hoặc mua nguyên liệu về tự phối trộn.

Hiện nay, tỷ trọng TACN công nghiệp chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn toàn ngành chăn nuôi

Theo tập quán tiêu dùng, người Việt Nam tiêu thụ thịt lợn, thịt gia cầm và trứng nhiều hơn thịt trâu, bò, sữa… từ gia súc ăn cỏ, do đó thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp chủ yếu được sản xuất ở dạng thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh dùng cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Đối với chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu, thỏ) nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn thô (rơm, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp…). Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm trong những năm qua, ngành sản xuất TACN công nghiệp của nước ta cũng không ngừng phát triển, cụ thể:

 

– Năm 2019 cả nước có 265 cơ sở sản xuất TACN công nghiệp, đến năm 2021 là 269 cơ sở (doanh nghiệp FDI 90 cơ sở, trong nước 179 cơ sở), tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng công suất thiết kế của 269 cơ sở là 43,3 triệu tấn, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 51%, trong nước chiếm khoảng 49%.

 

– Sản lượng TACN công nghiệp của cả nước năm 2019 đạt 18,9 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn, tăng 15,9%, trong đó doanh nghiêp FDI chiếm khoảng 60%, trong nước khoảng 40% về sản lượng.

 

– Cơ cấu sản lượng TACN công nghiệp theo nhóm vật nuôi:

 

+ Năm 2019: TACN cho lợn chiếm 49,7%; cho gia cầm chiếm 47,2%; cho vật nuôi khác 3,1%.

 

+ Năm 2020: TACN cho lợn chiếm 43,9%; cho gia cầm chiếm 52,7%; cho vật nuôi khác 3,4%

 

+ Năm 2021: TACN cho lợn chiếm 55,8%; cho gia cầm chiếm 40,4%; cho vật nuôi khác 3,8% (cơ cấu này tương đương với những năm 2018 trở về trước).

 

Chi tiết về số lượng cơ sở, công suất thiết kế và sản lượng TACN công nghiệp giai đoạn 2019-2021 được thể hiện tại Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3.

 

Bảng 1. Số lượng cơ sở sản xuất, công suất thiết kế TACN công nghiệp năm 2021 theo vùng (1.000 tấn)

TT

Vùng

Số lượng cơ sở

Tỷ lệ (%)

Công suất thiết kế

Sản lượng thực tế

Tỷ lệ SX/ Công suất  (%)

1

Đồng bằng Sông Hồng

126

46,8

17.380

8.231

47,4

2

Đông Nam Bộ

54

20,1

12.751

7.438

58,3

3

ĐB Sông Cửu Long

40

14,9

6.975

2.963

42,5

4

Bắc Trung Bộ

15

5,6

1.404

372

26,5

5

DHNTB

14

5,2

1.487

609

41,0

6

Đông Bắc

14

5,2

2.441

1.969

80,7

7

Tây Bắc

6

2,2

814

308

38,0

 

Tổng số

269

100

43.254

21.895

50,6

 

Bảng 2. Sản lượng TACN giai đoạn 2019-2021 theo vùng sinh thái (1.000 tấn)

TT

Vùng

2019

2020

2021

1

Bắc Trung Bộ

470

541

609

2

Duyên hải Nam Trung Bộ

1.667

1.645

1.969

3

Đông Bắc

422

499

372

4

Đồng bằng Sông Cửu Long

2.947

2.785

2.963

5

Đồng bằng Sông Hồng

7.268

7.902

8.231

6

Đông Nam Bộ

5.975

6.589

7.438

7

Tây Bắc Bộ

191

330

308

 

Tổng số

18.942

20.295

21.895

 

Tăng trưởng (%)

0,7

7,1

7,9

 

Bảng 3. Sản lượng TACN giai đoạn 2019-2021 theo loại hình doanh nghiệp và vật nuôi (1.000 tấn)

Loại hình DN/loại vật nuôi

2019

2020

2021

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

DN FDI

11,6

61,3

12,1

59,8

13,5

61,7

DN trong nước

7,3

38,7

8,1

40,2

8,4

38,3

TACN cho lợn

9,4

49,7

8,9

43,8

12,2

55,8

TACN cho gia cầm

8,9

47,2

10,7

52,7

8,8

40,4

TACN cho vật nuôi khác

0,6

2,9

0,6

3,0

0,9

3,8

Tổng

18,9

 

20,3

 

21,9

 

Nguồn: Trích từ báo cáo của Cục Chăn nuôi

Nguồn: http://nhachannuoi.vn/thuc-trang-san-xuat-tacn-cong-nghiep-giai-doan-2019-2021/