|
  • :
  • :

Tóm tắt quy định về vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới

Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ban hành quy định, tiêu chuẩn về vùng, cơ sở ATDB đối với từng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc danh mục các bệnh phải báo cáo, các bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch.

Từ năm 1994 đến nay, WOAH đánh giá, công nhận An toàn dịch bệnh (ATDB) đối với 7 bệnh (Lở mồm long móng, Dịch tả lợn cổ điển, Sốt ngựa Châu Phi, Bò điên, Viêm phổi truyền nhiễm, Dịch tả loài nhai lại nhỏ, Dịch tả trâu bò). Đối với bệnh khác, các nước căn cứ tiêu chuẩn của WOAH để tổ chức xây dựng, tự đánh giá, công nhận, sau đó gửi hồ sơ chi tiết về cơ sở, vùng ATDB cho WOAH xem xét, đánh giá, nếu đáp ứng yêu cầu sẽ thông tin chính thức trên mạng lưới của WOAH về các cơ sở, vùng ATDB đó.

Quy định về vùng ATDB theo tiêu chuẩn của WOAH được tóm tắt như sau:

1.Yêu cầu về xác định vị trí địa lý vùng ATDB

– Vùng ATDB do cơ quan thú y có thẩm quyền xác định dựa trên yếu tố địa lý tách biệt theo tự nhiên, theo nhân tạo hoặc theo quy định của pháp luật (như địa giới hành chính) và phải được công bố rộng rãi để người dân, doanh nghiệp nắm được và tổ chức thực hiện.

– Để bảo đảm vùng ATDB bền vững (không có các dịch bệnh xâm nhiễm từ bên ngoài vào) cũng như từng bước mở rộng vùng ATDB, cần xác định rõ vùng đệm xung quanh vùng ATDB (vùng bảo vệ vùng ATDB). Phạm vi vùng đệm dựa vào yêu cầu cụ thể đối với từng bệnh (ví dụ: Để công nhận ATDB đối với bệnh CGC, cần xác định trong phạm vi bán kính 3-10 km).

2. Yêu cầu về quản lý chăn nuôi trong vùng ATDB

– Bất kể quy mô, loại hình chăn nuôi (hộ, gia trại, trang trại,… gọi chung là cơ sở) và loài động vật mẫm cảm với bệnh, cần phải tuân thủ các quy định về quản lý chăn nuôi ATDB.

– Các cơ sở chăn nuôi cần phải được quản lý, có mã số cụ thể, riêng biệt cho từng cơ sở. Đối với chăn nuôi gia súc (như trâu, bò, dê, lợn,…) cần có mã số nhận dạng cho từng cá thể gia súc, nhất là gia súc giống; hoặc tối thiểu có mã số nhận dạng theo đàn vật nuôi để bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

3. Yêu cầu về kế hoạch an toàn sinh học

 – Các cơ sở chăn nuôi quy mô tập trung, nhất là các chuỗi chăn nuôi cần xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn sinh học (ATSH). Đây là bản mô tả chi tiết các yêu cầu về ATSH được áp dụng cho từng khâu, từng bộ phận của chuỗi sản xuất. Các quy trình, kế hoạch ATSH phải được xây dựng, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho mọi người thực hiện trong chuỗi sản xuất; đồng thời phải được công khai, ghi chép, lưu trữ cẩn thận, bảo đảm yêu cầu truy xuất thông tin, đánh giá thực trạng

Đối với cơ sở chăn nuôi nông hộ, hộ chăn nuôi trong vùng ATDB cần tuân thủ và áp dụng các biện pháp chăn nuôi ATSH do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn. – Cơ quan thú y có thẩm quyền của địa phương có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện, giám sát, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp chăn nuôi ATSH trong vùng ATDB.

4. Yêu cầu về kế hoạch giám sát dịch bệnh

– Các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, các chuỗi sản xuất cần xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh cụ thể cho từng bệnh, từng loài động vật theo tiêu chuẩn của WOAH (chi tiết tại Phụ lục I đính kèm). – Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền cần xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh theo tiêu chuẩn của WOAH. Địa điểm giám sát bao gồm các cơ sở, các chuỗi sản xuất, các chợ, điểm buôn bán, trung chuyển, giết mổ động vật, buôn bán sản phẩm động vật. – Các mẫu giám sát phải được xét nghiệm tại phòng thí nghiệm quốc gia, bảo đảm tuân thủ các quy trình xét nghiệm do WOAH ban hành. – Thông tin, dữ liệu giám sát phải được ghi chép đầy đủ, quản lý có hệ thống, bảo đảm yêu cầu truy xuất thông tin, kết quả chứng minh vùng ATDB.

5. Yêu cầu về kế hoạch giám sát an toàn thực phẩm

– Các quốc gia nhập khẩu ngoài yêu cầu động vật, sản phẩm động vật phải được giám sát, chứng minh bảo đảm ATTP.

– Doanh nghiệp có các chuỗi sản xuất thịt, các sản phẩm thịt động vật để xuất khẩu cần có kế hoạch và thực hiện giám sát chứng minh ATTP.

– Cơ quan thú y có thẩm quyền cần xây dựng, ban hành và tổ chức kế hoạch và tổ chức giám sát chứng minh ATTP đối với các sản phẩm động vật xuất khẩu.

– Các mẫu giám sát ATTP phải được xét nghiệm tại phòng thí nghiệm quốc gia, bảo đảm tuân thủ các quy trình xét nghiệm quốc tế (như Codex) và yêu cầu của nước nhập khẩu.

– Thông tin, dữ liệu giám sát phải được ghi chép đầy đủ, quản lý có hệ thống, bảo đảm yêu cầu truy xuất thông tin, kết quả giám sát chứng minh ATTP.

6. Yêu cầu về kiểm soát vận chuyển, giết mổ trong vùng ATDB

Cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi có vùng ATDB cần tổ chức quản lý, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB, đặc biệt kiểm soát nghiêm ngặt các trường hợp vận chuyển vào vùng ATDB, bảo đảm không có nguy cơ mang các loại mầm bệnh (đã được công nhận ATDB) vào trong vùng ATDB. Đồng thời, tổ chức quản lý, kiểm soát giết mổ, nhất là kịp thời phát hiện động vật được vận chuyển từ bên ngoài vào vùng ATDB để giết mổ, tiêu thụ. Tổ chức theo dõi, giám sát, ghi chép số liệu, hình ảnh chức minh không có nguy cơ các loại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhiễm vào vùng ATDB thông qua kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật.

7. Ghi chép, quản lý thông tin, số liệu, tài liệu của vùng ATDB

Tất cả thông tin, dữ liệu, tài liệu liên quan đến các hoạt động chăn nuôi, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, phòng bệnh bằng vắc xin, cũng như các tài liệu liên quan cần được tổ chức quản lý một cách có hệ thống, bài bản, khoa học, logic và dễ truy xuất.

9. Kế hoạch ứng phó khi có dịch bệnh, phát hiện tác nhân gây bệnh

Cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi có vùng ATDB cần xây dựng Kế hoạch dự phòng để ứng phó khi phát hiện các trường hợp động vật nhiễm mầm bệnh, mắc bệnh, sản phẩm động vật nhiễm mầm bệnh đã được công nhận ATDB.

9. Kế hoạch ứng phó khi có dịch bệnh, phát hiện tác nhân gây bệnh

Cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi có vùng ATDB cần xây dựng Kế hoạch dự phòng để ứng phó khi phát hiện các trường hợp động vật nhiễm mầm bệnh, mắc bệnh, sản phẩm động vật nhiễm mầm bệnh đã được công nhận ATDB

10. Hệ thống và công tác thú y trong vùng ATDB

– Cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi có vùng ATDB cần chỉ đạo và bảo đảm:

+ Hệ thống thú y các cấp, nhất là tại vùng ATDB theo đúng quy định của pháp luật, chỉ đạo tổ chức hoạt động có hiệu quả đối với công tác quản lý chăn nuôi ATSH, giám sát dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ, phòng, chống dịch bệnh ở bên trong và bên ngoài vùng ATDB; tổ chức đánh giá, công nhận các cơ sở, vùng ATDB theo quy định.

+ Phê duyệt Kế hoạch vùng ATDB, bao gồm các kế hoạch về quản lý chăn nuôi, ATSH, giám sát dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và bố trí các nguồn lực, tài chính phù hợp để thực hiện các kế hoạch này.

+ Có giải pháp quản lý, duy trì vùng ATDB; kế hoạch và lộ trình mở rộng vùng ATDB, vùng đệm.

Cơ quan thú y Trung ương tổ chức hướng dẫn, giám sát, đánh giá, công nhận vùng ATDB, các biện pháp duy trì, mở rộng vùng ATDB.

Nguồn: https://nhachannuoi.vn/tom-tat-quy-dinh-ve-vung-an-toan-dich-benh-theo-tieu-chuan-cua-to-chuc-thu-y-the-gioi/
Tin liên quan
Chưa có thông tin