A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Sáng 15-9, tại Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết: Ngày 22-7-2022, Chính phủ đã thông qua Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10 ngày 10-2-2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 88. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thực hiện dự án xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7, thông qua vào kỳ họp thứ 8 để thay thế Luật Khoáng sản năm 2010.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu tại hội thảo. 

Ông Trần Phương, Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam cho biết: Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản lần 1 và đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan, đồng thời đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân. Đến thời điểm hiện tại, bộ đã nhận được ý kiến góp ý của 15 bộ, ngành, 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3 doanh nghiệp và 2 cá nhân.

Toàn cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra các ý kiến góp ý liên quan đến: Khoáng sản, khai thác khoáng sản; phạm vi điều chỉnh nước khoáng, nước nóng, khí thiên nhiên; chế biến khoáng sản; phân loại khoáng sản và quản lý theo từng nhóm; phương án thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong quy hoạch tỉnh; thăm dò, khai thác phần dưới sâu của khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; xác định trữ lượng khoáng sản...

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng mong nhận được các ý kiến góp ý về thẩm quyền cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên biển; khai thác quy mô nhỏ (cần có tiêu chí) và phân cấp cho huyện cấp phép quy mô nhỏ; vấn đề khai thác vượt công suất; vấn đề về thế chấp Giấy phép khai thác khoáng sản; thủ tục hành chính: giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác; chế biến khoáng sản; công khai thông tin; vấn đề sử dụng đất đá dôi dư (dư thừa) sau khi đã sử dụng cho mục đích cải tạo, phục hồi môi trường; thanh tra, kiểm tra và kiểm soát hoạt động địa chất và khoáng sản…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật