A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Luật Đấu thầu (sửa đổi): Đối tượng doanh nghiệp nào phải đấu thầu?

Sáng 24/5, Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), có ý kiến đề nghị bỏ công ty con thuộc DN nhà nước.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ V, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, sáng 24/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Trình bày báo cáo, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu tối đa ý kiến cua các đại biểu Quốc hội. Quá trình nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật, hầu hết các ý kiến khác nhau đã được trao đổi thống nhất.

Luật Đấu thầu (sửa đổi): Đối tượng doanh nghiệp nào phải đấu thầu?
Sáng 24/5 Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hơp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan bám sát mục tiêu, yêu cầu sửa đổi luật để hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng: Rà soát, chỉnh lý phạm vi, đối tượng áp dụng luật, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa quy định của Luật Đấu thầu với các luật có liên quan khác..

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 chương và 99 điều (giữ nguyên số chương, tăng thêm 1 điều). Trong đó, bỏ 5 điều và thêm 6 điều, giữ nguyên 21 điều, sửa đổi nội dung 48 điều, chỉnh sửa câu chữ, kỹ thuật văn bản 20 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4. Chính phủ đã có văn bản về các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Góp ý vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng “không phải lĩnh vực đấu thầu nào cũng mang lại hiệu quả”.

Góp ý vào dự thảo Luật này, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp thống nhất quy định đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu thì cần phải đấu thầu. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, không phải lĩnh vực nào cũng đấu thầu và không phải mỗi lần đấu thầu đều mang lại hiệu quả thiết thực cho Nhà nước. “Thời gian qua, có những trường hợp giá trị gói thầu cao nhưng khi bỏ thầu thì giá trị rất thấp. Trong những chiêu trò của một số chủ đầu tư thời gian qua muốn nhà thầu quen thân của mình trúng thầu thì đã có phương pháp cụ thể, cuối cùng nhà thầu thân quen sẽ trúng”, đại biểu nêu dẫn chứng. Đại biểu Phạm Văn Hòa thống nhất phải tổ chức đấu thầu nhưng không phải lĩnh vực đấu thầu nào cũng mang lại hiệu quả, do vậy cần xem xét lại, quy định cụ thể hơn.

Luật Đấu thầu (sửa đổi): Đối tượng doanh nghiệp nào phải đấu thầu?
Đại biểu Phạm Văn Hòa góp ý vào Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Trong khi đó, đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đã phát biểu tranh luận với ý kiến của đại biểu Phan Đức Hiếu và đại biểu Tạ Văn Hạ về việc loại trừ doanh nghiệp có vốn trên 51% do Nhà nước đầu tư không phải thực hiện đấu thầu.

Đại biểu cho rằng, đấu thầu là biện pháp để đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, nên không thể loại trừ các doanh nghiệp trên không cho thực hiện những điều tốt đẹp như vậy. Theo đại biểu, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư phải thực hiện, dẫn đầu các doanh nghiệp khác trong cả nước cùng thực hiện. Cùng với đó, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước dưới 51% vẫn đang thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, đại biểu đề nghị không loại trừ doanh nghiệp có vốn trên 51% doa Nhà nước đầu tư trong việc thực hiện đấu thầu.

Ở góc nhìn khác, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa cho rằng, chỉ nên góp ý, xem xét Luật Đấu thầu (sửa đổi) là một Luật quy định về hình thức chứ không phải một Luật quy định về nội dung, để tránh chồng lấn với các Luật khác có liên quan như Luật Dược, Luật Đất đai (sửa đổi). Đồng thời, cần phải cho phép chọn nhà thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Do quá trình chuẩn bị đấu thầu diễn ra rất dài, do vậy nên quy định một điều khoản đối với gói thầu nhỏ. Việc cho phép tiến hành nhanh chóng theo thủ tục rút gọn và việc xác định thế nào gói thầu nhỏ sẽ do Chính phủ quy định. Đại biểu đề nghị Luật Đấu thầu (sửa đổi) lần này nên có hai quy trình: quy trình thông thường và quy trình rút gọn.

Trong khi đó, đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng về Điều 2 đối tượng áp dụng trong dự thảo luật, đai biểu cho rằng cần khuyến khích việc tham gia các hoạt động đấu thầu, nhưng không có nghĩa là các hình thức lựa chọn nhà cung cấp khác là không ưu việt. Cần quy định để đảm bảo không thất thoát tiền bạc của nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch, nhưng cũng đảm bảo quyền định đoạt tài sản, tính linh hoạt, khuyến khích xã hội hóa.

Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, về đối tượng áp dụng, cần quy định theo Phương án 1 như Chính phủ đã trình, theo đó, cần bãi bỏ quy định áp dụng Luật Đấu thầu đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu năm 2013.

Còn đại biểu Phan Đức Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị không mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước.

Luật Đấu thầu (sửa đổi): Đối tượng doanh nghiệp nào phải đấu thầu?
Đại biểu Phan Đức Hiếu đề xuất ý kiến tại phiên thảo luận

Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, nếu mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước thì đồng nghĩa với việc mở rộng thêm 04 nhóm đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu, đây là phạm vi rất rộng.

Đồng thời, ĐBQH Phan Đức Hiếu cho rằng, Luật Đấu thầu không phải là công cụ duy nhất quản lý Doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh đó còn có các cơ chế giám sát khác, do đó không nên mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của Doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời, ĐBQH Phan Đức Hiếu cho rằng, Luật Đấu thầu không phải là công cụ duy nhất quản lý doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh đó còn có các cơ chế giám sát khác, do đó không nên mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của Doanh nghiệp nhà nước.

Theo đại biểu, nếu áp dụng cứng nhắc việc mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước thì có thể làm hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, ảnh hưởng lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của Nhà nước. Đại biểu bày tỏ lo ngại sự tác động việc áp dụng Luật đấu thầu cho công ty con của Doanh nghiệp nhà nước đến cả thị trường chứng khoán, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

Trước đó, tại kỳ hợp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) với 129 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 3/2023, sau đó tiếp tục được hoàn thiện trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Tác giả: Thu Hường - Quỳnh Nga
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết