A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá tiêu hôm nay 26/7/2024: Bật tăng trở lại; Đắk Nông, Đắk Lắk chạm mốc cao nhất

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/7/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/7 thế nào?

Giá tiêu trong nước hôm nay

Giá tiêu hôm nay ngày 26/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ, tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 149.000 -150.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 150.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk tăng nhẹ 1.000 đồng/kg được thu mua ở mức 150.000 đồng/kg. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 149.000 đồng/kg giữ nguyên giá so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận giữ ở mức 150.000 đồng/kg đi ngang giá so với ngày hôm qua.

Giá tiêu hôm nay 26/7/2024:
Giá tiêu hôm nay 26/7/2024: Bật tăng trở lại; Đắk Nông, Đắk Lắk chạm mốc cao nhất

Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 149.000 đồng/kg, tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay giữ ở mức 149.000 đồng/kg tăng nhẹ so với ngày hôm qua.

Như vậy, giá tiêu trong ngày hôm nay xu hướng tăng nhẹ tại một số địa phương ở vùng trồng trọng điểm ngay sau ngày giảm giá, ghi nhận mức giá cao nhất 150.000 đồng, dao động ở vùng giá 149.000 – 150.000 đồng/kg.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, với mức tăng từ 3.686 USD/tấn lên 5.727 USD/tấn, hồ tiêu là mặt hàng có mức tăng về giá xuất khẩu cao nhất trong số các mặt hàng nông sản trong nửa đầu tháng 7/2024. Khối lượng xuất khẩu hồ tiêu tăng 53% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10.796 tấn, trị giá 61 triệu USD, tăng tới 137%.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt 37.435 tấn, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 26,3% thị phần.

Tiếp theo, thị trường Đức đạt 9.526 tấn, tăng 106,7%; UAE đạt 8.388 tấn, tăng 15,2%; Ấn Độ đạt 8.173 tấn, tăng 45,7%, Trung Quốc đạt 7.453 tấn, giảm 85,2% và Hà Lan đạt 6.019 tấn, tăng 52,1%. Các thị trường xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu: Đức đạt 2.454 tấn, Mỹ đạt 2.044 tấn, Hà Lan đạt 1.779 tấn, Thái Lan đạt 1.732 tấn và Trung Quốc đạt 1.567 tấn…

Giá tiêu thế giới hôm nay

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 7.161 USD/tấn, giảm 0.26%; giá tiêu trắng Muntok đạt 9.118 USD/tấn, giảm 0.27%.

Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil được giữ ổn định ở mức 7.125 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia cũng được giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn .

Giá tiêu trong nước ngày 26/7­­/2024

Tỉnh, thành

ĐVT

Giá mua của thương lái

Tăng/giảm so với hôm qua

Chư Sê (Gia Lai)

đồng/kg

149.000

-

­­­Đắk Lắk

đồng/kg

150.000

+1.000

Đắk Nông

đồng/kg

150.000

-

Bình Phước

đồng/kg

149.000

+1.000

Bà Rịa -Vũng Tàu

đồng/kg

149.000

+1.000

Một số chuyên gia nhận định, dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ được thị trường tiếp tục ghi nhận và phản ánh trong thời gian tới cho đến khi giáp hạt.

Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á cũng tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển, khiến giá tăng trong trung và dài hạn.

Theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), mỗi chu kỳ tăng giá thường kéo dài trong khoảng 10 năm, nên không chỉ năm nay, giá hạt tiêu sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong nhiều năm tới.

Indonesia đã bước vào mùa thu hoạch tiêu trong tháng 7/2024, với kỳ vọng sản lượng cao tại các khu vực trồng trọt chủ chốt. Tuy nhiên, giá tiêu có thể không chịu nhiều ảnh hưởng do hành động tích trữ của các nhà đầu cơ, những người đã nhanh chóng mua lại nguồn cung có sẵn.

Tại Trung Quốc, giá tiêu tăng mạnh trong 1 tháng qua tại Hải Nam, do dự kiến sản lượng thấp và đầu cơ tại nội địa. Từ đầu năm lượng hạt tiêu xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này giảm sâu. Số liệu cho thấy Trung Quốc thường nhập khẩu khoảng 50.000 tấn hồ tiêu mỗi năm từ Việt Nam.

Tình trạng sản lượng thấp và đầu cơ tại nội địa Trung Quốc, khiến nước này phải tăng cường lượng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Đây sẽ là động lực tăng trưởng kim ngạch cuối năm nay của hồ tiêu Việt Nam và Indonesia.

Trong số các nguồn cung cấp tiêu cho Trung Quốc từ nước ngoài, Indonesia chiếm hơn một nửa với 1.375 tấn, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc theo đường chính ngạch trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm.

*Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng địa phương.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật