A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề xuất 19 chế định pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030

Hội đồng khoa học cấp Bộ Quốc phòng đã họp đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030.

Ngày 17/7, Thông tin từ Bộ Quốc phòng cho biết, Hội đồng khoa học cấp Bộ Quốc phòng vừa tổ chức phiên họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đề xuất 19 chế định pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030
Thượng tướng Võ Minh Lương tặng hoa chúc mừng Ban Chủ nhiệm đề tài.

Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp. Đề tài do Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện, với Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng là Chủ nhiệm đề tài.

Đề tài gồm 3 chương, 10 mục, 02 phụ lục, làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề tài cũng dự báo những yếu tố tác động và nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời đưa ra giải pháp cụ thể.

Nội dung Đề tài gồm 3 chương, 10 mục, 02 phụ lục. Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, dự báo những yếu tố tác động và nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề tài đã đưa ra những giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội đồng thống nhất đánh giá: Đề tài là công trình khoa học độc lập, có tính cấp thiết về lý luận, thực tiễn, được tổ chức nghiên cứu công phu, nghiêm túc; đã hoàn thành mục tiêu, nội dung nghiên cứu theo thuyết minh được phê duyệt và hợp đồng đã ký kết, có đủ sản phẩm chính, sản phẩm trung gian theo quy định; có giá trị khoa học và khả năng ứng dụng trong thực tiễn.

Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận của hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu trên các phương diện như: Khái niệm, cơ sở hình thành, vai trò, mối quan hệ của hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu; đề xuất 19 chế định của pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu.

Kết quả nghiên cứu của Đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện cả về mặt lý luận, cũng như thực tiễn trong lĩnh vực khoa học quân sự nói chung và trong thực tiễn xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu nói riêng.

Nội dung của Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học hoặc làm tài liệu giảng dạy trong các nhà trường Quân đội.

Đồng thời là cơ sở quan trọng giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các cơ quan tham mưu chiến lược tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện về hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu trong những năm trước mắt và tầm nhìn đến năm 2045.

Hội đồng nghiệm thu đã tiến hành bỏ phiếu đánh giá và thống nhất công nhận Đề tài đạt loại Xuất sắc.

Kết quả này đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu của Việt Nam, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Đang chờ cập nhật